Hỏi đáp: Bố Thí
Trả lời:
Khi làm phước không nên tham cầu quả báo, vì đó là lòng tham. Bố thí để trừ tham lam ích kỷ mà cầu quá nhiều thì tham lam ích kỷ càng tăng sao gọi là bố thí được! Tuy nhiên khi làm phước gì nên có lời nguyện tốt đẹp, chân chính mang tính vị tha hay giải thoát thì hay hơn là để tâm không không. Một người tùy hứng bố thí rồi thôi không quan tâm cho lắm, về sau người ấy có thể gặt quả được giàu sang, nhưng vì không có hướng nguyện tốt nên khi được giàu có anh ta có thể sử dụng đồng tiền theo hường xấu hoặc bất định chứ không định hướng vào hành trình giác ngộ giải thoát. Nguyện đắc Đạo Quả Niết-bàn chưa chắc đã được, nếu chưa đủ ba-la-mật nhưng ít nhất cũng đã có tâm nguyện hướng thượng.
Bố thí cúng dường là ba-la-mật thứ nhất trong Thập Độ
Hỏi: Thưa thầy cho con hỏi.
1. Thực tánh pháp là cái có sẵn, quay lại nhìn là thấy. Vậy sao chúng sanh phải huân tu 10 ba-la-mật trong nhiều đại kiếp mới có thể giải thoát?
2. Bố thí cúng dường nhiều có gây trở ngại cho việc tu tập đời sau không, vì con nghĩ phước nhiều sẽ sanh trong gia đình giàu sang sung sướng, không thấy sự khổ nên khó giác ngộ chân lý?
Con cám ơn thầy.
Trả lời:
1) Thực tánh pháp luôn có sẵn nơi mỗi người, nơi vạn vật, chúng sanh... nhưng bị che lấp bởi hoạt động của cái ta ảo tưởng quá lâu đời nên người mê không thấy được. Tu ba-la-mật chính là để loại bỏ cái ta ảo tưởng ấy đi thì thực tánh pháp liền hiển lộ. Nhưng vì tập khí của bản ngã quá sâu dày, nên dù quay lại là thấy vẫn phải mất thời gian rất lâu mới phá trừ được hết tập khí sinh tử ấy. Cho nên mới nói "Lý đốn ngộ, sự tiệm tu" là vậy. Tuy nhiên, người "ít bụi trong mắt", nghĩa là tập khí sinh tử đã cạn, chỉ nghe một câu kệ có thể ngay lập tức loại hết bản ngã, thấy rõ chân đế Niết-bàn, hoàn toàn giác ngộ giải thoát. Lưu ý: Ba-la-mật là xả ly chứ không phải huân tu theo nghĩa tích lũy. Xem Chương 9: Buông xuống là bờ (Sống Trong Thực Tại, mục Thư Viện).
2) Bố thí cúng dường là ba-la-mật thứ nhất trong Thập Độ. Mục đích của pháp này là thí xả (càga) để loài trừ ngã và ngã sở nên dù có phước sinh ra giàu có thì tâm vẫn xả ly, không ích kỷ, nên không bị dính mắc trói buộc. Ngược lại, trong điều kiện đó càng dễ thực hiện đời sống vô ngã vị tha, như ông Cấp Cô Độc, bà Visakhà v.v... Tất nhiên nếu bố thí để tích lũy phước đức thì chỉ làm giàu cho bản ngã làm sao giải thoát được! Còn nói về giác ngộ khổ thì giàu sang sung sướng không phải là khổ sao?
Tâm tùy hỷ
Hỏi: Kính bạch sư! Trong lễ dâng y Kathina thì chỉ có người đại thí chủ chủ lễ là có cơ hội cúng dường y Kathina để có phước báu đặc biệt, còn lại những Phật tử khác khi tham dự lễ dâng y làm sao để có thể tạo được phước báu lớn nhất? Để tạo phước bố thí ba-la-mat thì khi làm phước phải không phân biệt đối tượng bố thí. Trường hợp bố thí cúng dường cầu phước để trong vòng sanh tử luân hồi đầy đủ phương tiện vật chất thì có thể chọn đối tượng cúng dường có phải như vậy không, thưa sư?
Trả lời:
Lễ dâng y Kathina sở dĩ phước lớn vi tác ý dâng chư Tăng chứ không dâng cá nhân vị sư nào. Người thí chủ chính đương nhiên có phước báu lớn nhưng tất cả những người có hùn phước trong đó đều có phước báu của lễ Kathina theo tâm tùy hỷ (anumodana) của mình. Nếu tâm tùy hỷ của người hùn phước cao hơn tâm hoan hỷ của thí chủ chính (vì bị buồn bực điều gì trong cuộc lễ nên hoan hỷ không trọn vẹn) thì phước báu cũng lớn hơn thí chủ đó. Muốn làm phước có phước báu lớn tâm phải tương ưng với trí, đối tượng làm phước là người hay việc có thể đem lại lợi ích lâu dài cho nhiều người, đồng thời có tâm hoan hỷ cao là tốt nhất.
Bố thí ba la mật thượng, trung, hạ
Hỏi: Thưa Thầy cho con hỏi.
Thế nào là bố thí ba la mật thượng, trung, hạ?
Ba-la-mật theo truyên thống Nam truyền và Bắc truyền có mấy?
Trả lời:
1) Nam Truyền có 10 ba-la-mật gọi là Thập Độ: Bố thí, trì giới, ly dục (hay xuất gia), trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định (hay nguyện lực), tâm từ, tâm xả. Bắc Truyền có 6 ba-la-mật gọi là Lục Độ: Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ.
2) Bậc hạ là thực hiện ba-la-mật dù thiệt hại tài sản. Bậc trung là thực hiện ba-la-mật dù thiệt hại tứ chi. Bậc thượng là thực hiện ba-la-mật dù thiệt hại sinh mạng.
Tài thí.
Hỏi: Kính bạch Thầy, Con không được rõ lắm về việc tài thí.
Trả lời:
Làm phước như thế nào là đúng cách?
Hỏi: Xin hỏi làm phước như thế nào là đúng cách?
Trả lời:
Bố thí cúng dường
Kính Thưa Thầy.
Con có điều thắc mắc sau đây về bố thí cúng dường, xin Thầy dạy cho con được rõ.
1/ Theo trong kinh khi cúng dường chư Tăng thì sau khi dâng vật cúng dường lên phải để các Sư chứng nhận cho rồi các Sư đọc kệ chúc phúc cho thì tới phần hồi hướng, với tâm và vật cúng hoàn toàn trong sạch trước, trong khi, và sau khi cúng dường thì được xem là viên mãn, con hiểu như vậy có đúng không?
2/ Tuy nhiên trong kinh khác thì lại nói cúng dường cao thượng là không phân biệt người cúng, người nhận và vật cúng, nên có người không muốn có nhiều nghi lễ rườm rà, chỉ mong sao cho các Sư đơn giản để cơm canh không nguội lạnh, và cho như vậy là cúng dường thanh tịnh vì tâm không mong cầu, như vậy có đúng không thưa Thầy? Xin Thầy dạy cho con được rõ.
3/ Trong trường hợp sau khi cúng dường mình có thể về nhà thắp nhang hồi hướng lại cho ông bà tổ tiên chưa siêu thoát và người khuất mặt trong nhà, có được không thưa Thầy, hay là phải ngay lúc đang cúng dường?
Kính xin Thầy chỉ dạy cho chúng con để chúng con làm đúng. Chúng con cảm ơn Thầy.
Trả lời:
1) Con hiểu như vậy cũng đúng. Lúc làm phước với tâm thiện, có mục đích vị tha, hồi hướng đến thân nhân và tất cả chúng sanh thì cần trước sau rõ ràng minh bạch đúng với trình tự của nó mới hồi hướng có hiệu quả.
2) Tất nhiên, lúc làm phước với tâm xả ly thanh tịnh, không mong cầu điều gì cho riêng mình cũng tốt, vì đó là hạnh bố thí ba-la-mật. Tuy không có ý hồi hướng nhưng tâm lực và phước lực của người làm phước đó vẫn toả năng lượng tốt đến xung quanh.
3) Vậy hồi hướng hay không tuỳ lúc con làm phước với tâm gì. Còn nếu hồi hướng thì lúc nào cũng được, nhưng hồi hướng ngay sau khi làm phước là tốt nhất.
Làm phước với tâm xả ly và vị tha tốt hơn có mục đích mong cầu lợi dưỡng hay danh lợi
Câu hỏi: Con có một người cô và cô có thắc mắc muốn hỏi:
1. Tu tập như thế nào và làm phước như thế nào để làm được người tam nhân? Khi làm phước phải có tâm như thế nào?
2. Khi làm phước mình biết mình đang làm phước và nghĩ việc này sẽ tạo cho mình rất nhiều phước báu và thật sự không có sự xả ly trong làm phước vì còn tham phước báu thì việc làm phước đó có tạo được cái thiện duyên hay thiện nghiệp không?
3. Khi làm phước và phát nguyện mong cho phước báu này là nền tảng cho con chứng quả vô sanh cho ngày vị lại. Sự mong cầu đó phải là có lòng tham trong làm phước không? hay là làm phước không có sự mong cầu hay phát nguyện gì mà chỉ chia phước mỗi khi làm đến tất cả chúng sanh và mong mọi người đều hoan hỷ và bình an.
4. Khi khởi tâm sân với một người nào đó, làm thế nào để kịp thời nhận ra tâm sân và mình có thể quay lại nhìn mình mà không chạy theo tâm sân và trả đũa lại người mình đang sân?
Trả lời:
1) Tu tập với giới định tuệ và làm phước với tâm không tham sân si là người có tam nhân bây giờ cũng như trong tương lai. Thí dụ một hành động cúng dường hoặc giúp đỡ người khác với tâm hoan hỷ trong sự xả ly và vị tha do sáng suốt biết rõ nhân quả, thiện ác trong việc mình làm, đó là làm phước với tam nhân.
2) Nếu làm phước với tâm mong cầu được nhiều phước báu trong tương lai, không có tâm xả ly thì có thể xuất phát từ lòng tham nhưng ít ra cũng không xan (bỏn xẻn, keo kiệt), vì vậy người này vẫn được phước ít ỏi nhờ có cơ hội làm phước.
3) Tất nhiên làm phước với tâm xả ly và vị tha tốt hơn có mục đích mong cầu lợi dưỡng hay danh lợi cho cá nhân mình, nhưng làm phước có phát nguyện với mục đích giác ngộ giải thoát thì vẫn như lý tác ý (hướng tâm chơn chánh) - sáng suốt không mong cầu cho cái Ta vị kỷ - là tốt.
4) Khi sân có hai cách tiếp ứng: Cách trực tiếp quan sát là chỉ cần quay lại trọn vẹn cảm nhận cơn sân đó thì nó sẽ tự lắng dịu và biến mất. Cách gián tiếp đối trị là phát triển tâm Từ nhiều thì tâm sân sẽ dần dần giảm bớt. Đừng đợi cơn sân đến mới cố gắng loại trừ nó, mà phải thường thận trọng giác niệm thân tâm mới được.
Phước và công đức
Câu hỏi: Con kính sư. Thưa sư, cho con hỏi phước và công đức khác và giống nhau gì ạ?
Trả lời: Phước đức là cái đức tự nhiên do làm thiện sự một cách vô ngã vị tha mà đương nhiên có. Còn công đức là làm thiện sự mà thấy mình có công lao. Nên Tổ Bồ-đề Đạt-ma mới nói không công đức để nhắc vua Lương Võ Đế đừng xen cái ngã công danh vào đó. Lão Tử cũng nói "Vô kỷ, vô công, vô danh" khác xa với thuyết lấy công danh làm trọng.
Câu hỏi: Bạch Thầy! Cúng kinh, tượng Phật cho chùa nghèo ở miền Trung là có phước, mà Chùa cần có thêm tủ để đựng kinh, nếu mình cúng thì phước có ngang bằng cúng dường kinh, tượng không Thầy, vì ai cũng muốn cúng kinh và tượng, trong khi chùa cần cả 3 thứ?
Trả lời: Làm phước nên có lòng vị tha xả kỷ, khi người ta cần mình nên giúp chứ không phải vì phước cho mình, nhưng với tâm ấy phước lại nhiều nhất.
Cho hay nhận với tâm tốt quả mới tốt
Hỏi: Kính thưa thầy. Con mới bắt đầu tìm hiểu và hành pháp trong thời gian gần đây, con tin sâu vào lý NHÂN-QUẢ. Chính vì vậy con có thắc mắc này kính nhờ Thầy giải đáp.
Trả lời:
Làm gì với tâm xấu thì quả xấu, với tâm tốt thì quả tốt. Bản thân việc làm cho hay nhận không có nhân quả gì cả, chỉ khi nào cho hay nhận với tâm tốt quả mới tốt, với tâm xấu quả mới xấu, bởi vì có tư tác (cetana) hay có chủ ý mới tạo nghiệp thiện ác, nhân quả. Bậc Thánh vẫn cho và nhận nhưng với tâm duy tác nên không tạo nghiệp báo, nhân quả gì cả.
Kính Thưa Thầy.
Con có điều thắc mắc sau đây về bố thí cúng dường, xin Thầy dạy cho con được rõ.
1/ Theo trong kinh khi cúng dường chư Tăng thì sau khi dâng vật cúng dường lên phải để các Sư chứng nhận cho rồi các Sư đọc kệ chúc phúc cho thì tới phần hồi hướng, với tâm và vật cúng hoàn toàn trong sạch trước, trong khi, và sau khi cúng dường thì được xem là viên mãn, con hiểu như vậy có đúng không?
2/ Tuy nhiên trong kinh khác thì lại nói cúng dường cao thượng là không phân biệt người cúng, người nhận và vật cúng, nên có người không muốn có nhiều nghi lễ rườm rà, chỉ mong sao cho các Sư đơn giản để cơm canh không nguội lạnh, và cho như vậy là cúng dường thanh tịnh vì tâm không mong cầu, như vậy có đúng không thưa Thầy? Xin Thầy dạy cho con được rõ.
3/ Trong trường hợp sau khi cúng dường mình có thể về nhà thắp nhang hồi hướng lại cho ông bà tổ tiên chưa siêu thoát và người khuất mặt trong nhà, có được không thưa Thầy, hay là phải ngay lúc đang cúng dường?
Kính xin Thầy chỉ dạy cho chúng con để chúng con làm đúng. Chúng con cảm ơn Thầy.
Trả lời:
1) Con hiểu như vậy cũng đúng. Lúc làm phước với tâm thiện, có mục đích vị tha, hồi hướng đến thân nhân và tất cả chúng sanh thì cần trước sau rõ ràng minh bạch đúng với trình tự của nó mới hồi hướng có hiệu quả.
2) Tất nhiên, lúc làm phước với tâm xả ly thanh tịnh, không mong cầu điều gì cho riêng mình cũng tốt, vì đó là hạnh bố thí ba-la-mật. Tuy không có ý hồi hướng nhưng tâm lực và phước lực của người làm phước đó vẫn toả năng lượng tốt đến xung quanh.
3) Vậy hồi hướng hay không tuỳ lúc con làm phước với tâm gì. Còn nếu hồi hướng thì lúc nào cũng được, nhưng hồi hướng ngay sau khi làm phước là tốt nhất.
Hỏi: Thưa Sư kính, Con có một thắc mắc về vấn đề bố thí. Con nghe nói bố thí là để xả bỏ tâm tham. Nhưng con không biết mình có nên lựa chọn đối tượng bố thí không? Vì người thời nay ác quá nhiều, nếu mình giúp một người ác thì liệu có phải mình tiếp tay cho họ không? Con cũng thấy có rất nhiều người lợi dụng việc bố thí làm phước mà lừa tiền của những người đang mong bố thí để tích phước. Con cũng nghe nói là nếu không tích cho nhiều phước thì sẽ bị nghèo và khó tu. Nhưng nếu vì cố tích cho nhiều phước mà cứ lăng xăng chạy đầu này đầu kia thì liệu có chuyển hóa được gì tốt không ạ? Con xin cám ơn Sư rất nhiều!
Trả lời:
Con đã thấy được hết rồi đó. Phước tội là một chuyện, còn người ta nghĩ về phước tội là một chuyện khác. Vì hiểu sai, hành sai nên người ta bố thí mà lại tăng trưởng tham lam, chuốc thêm đau khổ. Giàu đâu phải là phước, nghèo đâu phải là tội. Giàu mà khổ đau là tội, nghèo mà giải thoát là phước, và ngược lại. Phước tội khó lường, chỉ bậc trí mới thấy rõ.
http://www.trungtamhotong.org/index.php?module=faq&function=searchtag&tagid=184