ĐỘNG CƠ ĐÚNG KHI LÀM THIỆN PHÁP
LÀM THIỆN PHÁP (BỐ THÍ, GIỮ GIỚI, HÀNH THIỀN)
Khi ta làm thiện pháp, làm vì quyền lợi của mình và người khác để chính mình và mọi người trở nên có Thân, Khẩu, Ý thiện hơn thì hãy hiểu rằng chúng ta có thể có nhiều ĐỘNG CƠ như sau:
1. Để giúp nhiều ng biết đến Đạo Phật.
2. Để có phước, sau này thành tựu những mong muốn
3. Để trải nghiệm những cảm giác an lạc, thoải mái, hoan hỷ khi làm được việc có ích
4. Để bận rộn làm việc thiện thì bớt làm việc bất thiện, hoặc bớt lười biếng ăn, ngủ, chơi.
5. Để tu tập tâm, thấy ra, hiểu ra và vượt qua dần dần những dính mắc, bất thiện trong mình đang ngăn mình làm việc thiện. Đa phần khi làm những việc cá nhân, không phải là thiện pháp thì bất thiện quá mạnh đến mức không thấy được sự bất thiện đó hoặc thấy mà hoàn toàn đầu hàng, tuân theo tâm bất thiện chi phối
CHỈ CÓ 4,5 LÀ TÁC Ý CHÂN CHÁNH vì nó là việc quay vào trong để sửa mình mà không phụ thuộc người khác. Còn nếu tác ý 1,2,3 thì chỉ làm được 1 thời gian ngắn, rồi CÁI Tôi ngày càng lớn hoặc sự chán nản sẽ nảy sinh cản ngăn mình làm những điều cần làm.
Những điều 1,2,3 sẽ có mặt tự nhiên, là Quả của quá trình tác ý và hành động theo 4,5.
Thông thường mọi người làm thiện pháp theo ý 3 , đúng vậy, khi làm thiện pháp thì an vui có mặt ngay tại đó, nhưng nếu không thiền sâu sẽ không thấy được những trạng thái tâm này mà ngược lại những nóng giận, khó chịu với ngoại cảnh sẽ nổi trội làm ta thấy làm thiện mà bất an.???
Tóm lại, thiện pháp mà không có Thiền quan sát Thân, Tâm để nhận ra các trạng thái tâm, để giúp tâm nhu nhuyến hơn thì thật khó để đó là thiện pháp thực sự (mà sẽ bị phiền não, ô nhiễm chen vào), và thật khó để làm được lâu dài.
- Sư cô Hương Thiền-