VÍ DỤ BẠN ĐANG NỔI GIẬN
Cách 1: Bạn có thể để cho cơn giận khống chế mình và tiếp tục nuôi dưỡng thói quen phản ứng đó....NO COMMENT
Cách 2: Đè nén cơn giận, tìm cách tiêu diệt nó vì bạn sợ hoặc không thích sự giận giữ bằng cách chuyển hướng sang các đối tượng khác như hơi thở, hoặc các suy nghĩ tích cực, hình ảnh tốt đẹp..vv Có 1 số phương pháp hướng dẫn làm như vậy, chúng ta có thể áp dụng khi cơn giận quá mãnh liệt hoặc bùng phát quá nhanh, tuy nhiên khi đã tâp trung vào 1 đối tượng khác được 1 lúc, tâm yên xuống rồi thì nên chuyển sang cách 3. Nếu tiếp tục đè nén mà không quan sát cách 3, cơn giận bị đè xuống như lò xò và chúng sẽ bộc phát mạnh hơn khi có điều kiện. DỄ LÀM, DỄ HIỆU QUẢ TỨC THỜI NHƯNG HÃY CẨN THẬN HIỆU ỨNG LÒ XO.
Cách 3: Quan sát cơn giận, không quan sát đối tượng ( con người, hiện tượng) gây nên cơn giận, mà quay vào quan sát chính mình. Hãy nhìn cơn giận như một đối tượng khách quan, Nhắc mình rằng " sân hận chỉ là sân hận, chúng chỉ là các hiện tượng tự nhiên,không phải tôi đang giận" Ví dụ ai đó nói bạn không đúng, do tiếng nói đó không hợp với ý tưởng cúa bạn( ý tưởng cho rằng mình đúng), nên cơn giận xuất hiện, hoặc bạn có 1 cái tai bình thường, có 1 âm thanh xuất hiện, trong khi đó bạn có ý tưởng rằng ngồi thiền là phải yên tĩnh, thế là bạn phải nghe thấy âm thanh đó 1 cách tự nhiên và cơn giận có mặt vì bạn cho rằng âm thanh đó đang phá hoại việc hành thiền của bạn. Cơn giận xuất hiện tự nhiên không do bạn muốn có nó, nhưng theo thói quen bạn sẽ không thích giận và tìm cách đẩy nó đi thì thật ra bạn đang tiếp thêm năng lượng cho cơn giận mạnh hơn hoặc chìm sâu hơn vào vô thức, vậy hãy quan sát khách quan, ĐỪNG CHO CƠN GIẬN LÀ CỦA MÌNHvà ĐỪNG CỐ GẮNG ĐẨY NÓ ĐI. Cơn giận ko phải của bạn, vậy sao mà bạn muốn đẩy nó đi, hãy cứ để nó tự nhiên và quan sát nó thôi.
Quan sát xem cơn giận chi phối thân và tâm ta thế nào: Thân co cứng, hơi thở dồn, nóng bức, căng thẳng, suy nghĩ dồn dập, tiêu cực, phóng đại sự việc…
Dần dần, sau rất rất nhiều lần quan sát, bạn hiểu rằng người đau khổ đầu tiên khi giận chính là bạn, đối tượng gây nên giận chưa biết sẽ thế nào nhưng khi giận bạn là nạn nhân, và dần dần sự giận sẽ giảm dần cường độ, thời gian. Cơn giận có mặt càng ngày càng nhẹ hơn, nhanh chóng tan biến hơn, và bình an thực sự có mặt khi bạn hiểu phản ứng của chính mình.
Càng tập luyện để sự ghi nhận càng trở nên liên tục, thì tâm càng nhậy cảm, dễ uốn nắn, chúng vượt trên những thói quen cũ là luôn phản ứng trước lời khen và tiếng chê, hạnh phúc và đau khổ.
Cách thứ 3 là phương pháp thực hành Chánh Niệm trong thiền quán Vipassana.
Và Đức Phật dạy chúng ta hãy thực hành tương tự như vậy với các trạng thái tâm Tham lam, đố kỵ, dính mắc, hoảng sợ, lo âu, mệt mỏi, buồn chán..vv . Để có được sự ghi nhận chánh niệm như trên thì phải luyện tập, trên đệm thiền là thao trường, trong đời thực là chiến trường, thao trường và chiến trường không thể thiếu với người chiến sỹ để rèn kỹ thuật sử dụng lưỡi gươm trí tuệ.
PS: Tất nhiên nói dễ, làm khó, nhưng không làm thì không bao giờ thay đổi được thói quen phản ứng, và không thể giảm thiểu được những gì bất như ý đang xảy ra liên tục.
- Sư cô Hương Thiền-