Chuyện chú ếch
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Góp nhặt - Suy ngẫm

Chuyện chú ếch

Bởi Cittasamādhi JS vào 04 thg 6, 2018
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với Twitter
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả




    Chúng ta thường nghe kể câu chuyện thế này:

    Bỏ một con ếch vào một nồi nước đang sôi, nó sẽ nhận ra sức nóng và lập tức nhảy ra khỏi đó.

    Thế nhưng, cũng với chính con ếch ấy, khi được thả vào nồi nước ở nhiệt độ bình thường và nấu sôi từ từ, nó sẽ dần chết vì không kịp nhận biết sự thay đổi.

    Bài học rút ra đại loại là: những thay đổi từ từ sẽ khiến ta không kịp trở tay, và khi nhận ra thì đã quá trễ.

    Thật ra, kết cục của câu chuyện là đúng, ngoại trừ một điều chưa chính xác: con ếch không hề ngu. Nó biết rất rõ nhiệt độ nước đang thay đổi, và nghịch lý thay, cũng chính vì biết rõ chuyện này, nó… chết.

    Hãy kể lại câu chuyện này từ đầu:

    Bỏ một con ếch vào nồi nước đang sôi, cơ chế điều tiết nhiệt độ da ếch nhận ra nhiệt độ này là vượt quá giới hạn và nó lập tức nhảy ra khỏi đó.

    Cũng chính với con ếch này, khi thả vào nồi nước ở nhiệt độ bình thường, cơ thể nó lập tức thích nghi với nhiệt độ trong nồi. Khi nước được nấu lên, nhiệt độ bắt đầu thay đổi. Với một cơ chế điều tiết nhiệt độ nhạy cảm như thế, làm thế nào mà con ếch lại không nhận ra cho được? Nó biết, biết rất rõ là đằng khác. Thế nhưng, nó vẫn lựa chọn ở lại chứ không nhảy ra vì NGHĨ mình còn thích nghi được.

    Cứ thế, mỗi khi nhiệt độ tăng lên, cơ thể ếch ta lại thay đổi theo, và việc thay đổi này hóa ra lại rất tốn năng lượng. Việc liên tục vận động trong một thời gian ngắn dần bòn rút hết năng lượng trong cơ thể ếch. Vào thời điểm nó nhận ra bộ điều tiết đã đạt đến giới hạn, nó quyết định nhảy ra. Nhưng, đến lúc này thì lực bất tòng tâm, dù có cố cách mấy nó cũng không kiếm đủ sức để bật lên được. Bất lực, nó nằm đó, chờ chết.

    Cuối cùng, mọi chuyện không hề thay đổi, con ếch vẫn chết. Nó chết vì đã không nhận ra đâu là giới hạn của bản thân. Nó chết vì chính nó chứ không phải tại nước sôi hay thứ gì khác.

    Đừng tự lừa dối bản thân nữa, hỡi những chú ếch ngoài đời thực. Không học bài kịp, không hoàn thành việc đúng hẹn, sa lầy vào cám dỗ, chôn vùi tuổi trẻ, trì hoãn tương lai, luôn tự nhủ còn có “ngày mai”, chúng ta luôn biết rõ điều đó nhưng vẫn cứ làm. Ngày qua ngày, chúng ta đang bòn rút đi thời gian và năng lượng của chính mình. Ngày qua ngày, chúng ta vẫn luôn NGHĨ mình có thể kiểm soát được.

    Cũng nghĩ như thế và chú ếch đã tử vong. Còn chúng ta, liệu có còn đủ sức mà nhảy vào phút cuối hay là không?
                                                                                                                         
                                                                                                                                                                                                                                       Sưu tầm

    Nội dung chính
      Tags: Góp nhặt - Suy ngẫm

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            18 thg 10, 2018

            Sư Ông Viên Minh Đã từ lâu, một số Phật tử có mong ước dịch các tác phẩm gồm thơ, văn, sách... của thầy Viên  qua tiếng Anh, Pháp,......

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • Tôi không tìm an lạc nữa
            Tôi không tìm an lạc nữa
            17 thg 12, 2017

            Sáng thứ hai, tôi hứa sẽ không tìm an lạc nữa Cứ để lá bay, mây trôi, hoa rụng giữa bốn mùa Nắng thì ấm, trời sẽ lạnh những ngày mưa Bụi có ...

          • Chùa Ba So Cũ
            Chùa Ba So Cũ
            06 thg 2, 2013

            វត្ត សុវណ្ណគិរី ចុងមីសចាស់ Chùa Ba So Cũ hay Wat Chong Mi So Chas, co pháp danh: Suvannagiri, được xây dựng năm 1654 trong khuôn viên rộng 4...

          • NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            25 thg 12, 2017

            Nhiều người Việt Nam mình biết đến danh vị Tam Tạng thường qua phim Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh cùng sư phụ, Tam tạng như một nhân vật hư cấ...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI