Sri Lanka tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo nguyên thủy Theravāda là di sản quốc gia
Mới đây, ngày 05/01, tại ngôi già lam cổ tự Aluviharaya, Aluvihare, quận Matale, thủ đô Colombo đã diễn ra buổi lễ Tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo là di sản Quốc gia Sri Lanka dưới sự bảo trợ của cư sĩ hộ pháp Maithripala Sirisena, Tổng thống thứ bảy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka.
Tam tạng kinh Phật giáo được ghi chép trong lá cọ (Ola Leaves) vào thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên Tây lịch, dưới thời anh minh Hoàng đế Phật tử Walaganmbahu (Trị vì: 103 trước Kỷ nguyên Tây lịch), một vị vua của Vương quốc Anuradhapura ngày nay là Sri Lanka. Anh minh Hoàng đế Phật tử Walaganmbahu đã xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo Abhayagiri Vihāra và ngôi Đại Bảo tháp Abhayagiri Dagoba, một địa điểm cơ sở tự viện chính của Phật giáo Nguyên Thủy, Đại thừa và Kim Cương thừa tọa lạc tại Anuradhapura, Sri Lanka. Đây là một trong những tàn tích Phật giáo rộng lớn nhất thế giới, và là một trong những thành phố hành hương Phật giáo linh thiêng nhất trong cả đảo quốc Sri Lanka. Anh minh Hoàng đế Phật tử Walaganmbahu kiến tạo ngôi Đại Bảo tháp Abhayagiri Dagoba chiều cao 70 mét (230 ft). Ngôi Đại già lam cổ tự Abhayagiri vihāra trở thành một trong ba cơ sở tự viện Phật giáo trong cả nước. Ông đã chuyển đổi những hang động, nơi ông ẩn náu thành cơ sở tự viện Phật giáo. Đặc biệt là ngôi già lam cổ tự Dambulla (chùa hang đá). Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) đã được trùng tụng qua truyền khẩu bởi chư vị Thánh tăng A La Hán, và đã được ghi chép trên Lá cọ tại ngôi già lam cổ tự Alu Vihāra, nay thuộc quận Matale, thủ đô Colombo, Sri Lanka.
Tổng thống Sri Lanka cho biết, một số cuốn sách cũng đã được xuất bản bao gồm các phiên bản khác nhau của nội dung Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya), bằng cách bóp méo phiên bản chính xác do sự thiết hiểu biết hoặc vì lợi ích cá nhân.
Nguyên thủ quốc gia Sri Lanka nói thêm rằng, thậm chí Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) đã được dịch sang tiếng Sinhala bởi những người không hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ Pāḷi.
Do đó, cư sĩ hộ pháp Maithripala Sirisena, Tổng thống thứ bảy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là di sản quốc gia là để ngăn chặn các hành vi gây tai hại như vậy.
Nguyên thủ quốc gia Sri Lanka lưu ý rằng, một yêu cầu gửi đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để UNESCO công nhận Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là di sản thế giới.
Thư ký của Tổng thống Sri Lanka, cư sĩ Udaya R. Seneviratne cho biết: “Lễ Tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo được chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử bảo tồn và thực hành trong hơn 2.300 năm là di sản quốc gia Sri Lanka là một di tích lịch sử, văn hóa, xã hội và tôn giáo của Sri Lanka, bởi Pháp bảo vô giá chứa đựng toàn bộ giáo lý, triết lý và làm thế nào để đạt đến hạnh phúc tối thượng của Niết bàn (Nibbāna).
Tam tạng kinh điển (Pitakayas) của Phật giáo Nguyên Thủy, cụ thể là Luật tạng (Vinaya Pitaka), gồm những giới luật và quy định của Tăng đoàn Tăng sĩ Phật giáo; Kinh tạng (Sutta Pitaka), chứa đựng những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật truyền dạy cho những cá nhân một người hay những nhóm người thuộc đủ mọi tầng lớp trong suốt thời gian tại thế sau khi đắc đạo của Ngài; và Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka), giảng dạy bốn vấn đề tột cùng, rốt ráo: Tâm (Citta), Những Yếu Tố thuộc Tâm hay Danh (Cetasikas), Sắc (Rupa, tức Vật chất) và Niết bàn (Nibbāna) đã được kết tập lần thứ ba tại Sangayana (Religious Caucus) được tổ chức vào thế kỷ thứ ba trước Kỷ nguyên Tây lịch, sau khi Arahath Mahinda xuất hiện. Kể từ đó Phật giáo được tôn vinh là tôn giáo của Hoàng gia và công dân và có được sự bảo trợ của nhà nước Sri Lanka trong nhiều thế kỷ.
Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba diễn ra sau Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai đúng 118 năm, nghĩa là sau Phật nhập Niết bàn khoảng 218 năm, tức khoảng 325 năm trước Kỷ nguyên Tây lịch. Đại hội kéo dài khoảng 9 tháng dưới sự chủ tọa của Thánh tăng Moggaliputta-Tissa (Mục Kiền Liên tử Đế tu). Địa điểm diễn ra đại hội là vườn Uyỳana, thành Pàtaliputta (thành phố Patna ngày nay), nước Magadha (miền Trung Ấn Độ). Số người tham gia đại hội là 1000 người. Mục đích của Đại hội kết tập kinh điển là ngăn chặn việc chư vị tăng sĩ Phật giáo đem giáo luật ngoại đạo giảng cho Phật giáo đồ, qua đó ngăn chặn sự rạn nứt trong Tăng đoàn. Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) được chép trên Lá cọ (Ola Leaves) và được bảo lưu trong nhiều thế kỷ, và đã được in thành sách trong một dự án ra mắt công chúng vào năm 1956 liên quan đến “Bảo tháp Sambudha Jayanthi'” kỷ niệm Đức Phật 2.500 năm lịch sử.