Niệm chết - Mở hội cái chết
Phật nói, “Đừng nghĩ về nó. Chỉ nhìn nó thôi.” Và cũng khó mà không đi đến ý nghĩ rằng sớm hay muộn thân thể bạn cũng sẽ bị đem đi thiêu. Ba tháng là thời gian dài, và liên tục, cả ngày lẫn đêm, bất kì khi nào có cái xác đem đi thiêu, người tìm kiếm lại thiền. Sớm hay muộn người đó sẽ bắt đầu thấy thân thể mình trên dàn thiêu. Người đó sẽ thấy bản thân mình bị đem thiêu. Nếu bạn rất sợ chết, bạn không thể thực hiện được kĩ thuật này, vì chính cái sợ sẽ bảo vệ bạn. Bạn không thể đi vào trong nó được. Hay, bạn chỉ có thể tưởng tượng trên bề mặt, nhưng con người sâu bên trong của bạn sẽ không ở trong đó. Thế thì chẳng có gì xảy ra với bạn cả.
Nhớ lấy, dù bạn sợ hay không, chết vẫn là điều chắc chắn duy nhất. Trong cuộc sống, chẳng có gì chắc chắn ngoại trừ cái chết. Mọi thứ đều không chắc chắn; chỉ có cái chết là chắc chắn thôi. Tất cả mọi điều khác đều là ngẫu nhiên - nó có thể xảy ra, nó có thể không xảy ra - chỉ cái chết là không ngẫu nhiên. Và nhìn vào tâm trí con người mà xem. Chúng ta bao giờ cũng nói về cái chết dường như đó là điều ngẫu nhiên. Bất kì khi nào ai đó chết ta đều nói cái chết của người đó là không đúng lúc.
Bất kì khi nào ai đó chết chúng ta lại bắt đầu nói dường như đó là điều ngẫu nhiên. Chỉ cái chết mới không là ngẫu nhiên - chỉ cái chết. Mọi thứ khác đều là ngẫu nhiên. Cái chết là tuyệt đối chắc chắn. Bạn phải chết. Và khi tôi nói bạn phải chết, điều đó dường như trong tương lai, rất xa xôi. Không phải vậy đâu - bạn đã chết rồi đấy. Khoảnh khắc bạn được sinh ra là bạn chết. Với sinh thành, cái chết đã trở thành hiện tượng được ấn định. Một phần của nó đã xảy ra rồi - sinh thành; bây giờ chỉ còn phần thứ hai, phần sau phải xảy ra. Cho nên bạn đã chết, nửa chết, vì một khi người ta được sinh ra, người ta phải đi đến cảnh giới của cái chết, đi vào trong nó. Bây giờ, chẳng có gì thay đổi được nó nữa, bây giờ không có cách nào thay đổi được nó. Bạn đã đi vào trong nó. Bạn nửa chết với việc sinh ra.
Sống và chết cả hai đều là quá trình. Bạn đang chết đi vào mọi khoảnh khắc. Để tôi nêu điều đó theo cách này: bất kì khi nào bạn hít vào, đấy là sống, và bất kì khi nào bạn thở ra, đấy là chết.
Điều đầu tiên đứa trẻ làm là hít vào. Đứa trẻ không thể thở ra. Điều đầu tiên là hít vào. Nó không thể thở ra, vì không có không khí bên trong ngực nó; nó phải hít vào. Hành động đầu tiên là hít vào. Và người già, khi sắp chết, sẽ thực hiện hành động cuối cùng, việc thở ra. Chết đi, bạn không thể hít vào - hay bạn có thể? Khi bạn sắp chết, bạn không thể hít vào. Hành động cuối cùng không thể là hít vào, hành động cuối cùng sẽ là thở ra. Hành động đầu tiên là hít vào và hành động cuối cùng là thở ra. Hít vào là sinh thành và thở ra là chết đi. Nhưng mọi khoảnh khắc bạn đều làm cả hai - hít vào, thở ra. Hít vào là sống, thở ra là chết.
Bạn có thể chưa từng quan sát, nhưng cố quan sát nó. Bất kì khi nào bạn thở ra, bạn đều an bình hơn. Thở ra sâu và bạn sẽ cảm thấy an bình nào đó bên trong. Bất kì khi nào bạn hít vào, bạn đều trở nên nồng nhiệt, bạn trở nên căng thẳng. Và nhấn mạnh thông thường, bình thường, bao giờ cũng là hít vào. Nếu tôi bảo thở sâu, bạn bao giờ cũng bắt đầu bằng việc hít vào.
Thực thế thì chúng ta sợ việc thở ra. Đó là lí do tại sao việc thở đã trở thành nông. Bạn chẳng bao giờ thở ra, bạn cứ hít vào. Chỉ thân thể mới cứ thở ra, vì thân thể không thể tồn tại chỉ với hít vào. Nó cần cả hai : sống và chết.
Bước 1:
Thử một thực nghiệm. Cả ngày, hễ khi nào nhớ tới, thở ra thật sâu mà không hít vào. Cho phép thân thể được hít vào; bạn đơn thuần thở ra sâu. Bạn sẽ cảm thấy an bình sâu sắc, vì cái chết là an bình, cái chết là im lặng. Và nếu bạn có thể chú ý, chăm chú hơn vào thở ra, bạn sẽ cảm thấy vô ngã. Với hít vào bạn sẽ cảm thấy nhiều bản ngã hơn; với thở ra bạn sẽ cảm thấy nhiều vô ngã hơn. Chú ý nhiều hơn tới thở ra. Cả ngày, hễ khi nào nhớ tới, thở ra sâu và không hít vào. Cho phép thân thể hít vào; bạn không làm điều gì cả.
Nhấn mạnh này vào thở ra sẽ giúp bạn rất nhiều để thực hiện thực nghiệm này, vì bạn sẽ sẵn sàng chết. Sự sẵn sàng là cần thiết, nếu không kĩ thuật này sẽ chẳng ích lợi gì lắm. Và bạn có thể sẵn sàng chỉ nếu bạn đã nếm trải cái chết theo cách nào đó. Thở ra sâu và bạn sẽ có nếm trải về nó. Nó là đẹp đẽ.
Cái chết là đẹp, vì chẳng có gì giống cái chết cả - im lặng thế, thảnh thơi thế, bình tĩnh thế, không rối loạn thế. Nhưng chúng ta sợ cái chết. Và tại sao chúng ta sợ cái chết? Tại sao có nhiều việc sợ chết thế? Chúng ta sợ chết không phải bởi vì cái chết - vì chúng ta không biết nó.
Làm sao bạn có thể sợ được cái gì mà bạn chưa hề gặp? Làm sao bạn có thể sợ cái gì mà bạn không biết? Chí ít, bạn phải biết nó để mà sợ nó chứ. Cho nên thực sự bạn không sợ cái chết; cái sợ là cái gì đó khác. Bạn chưa bao giờ thực sự sống - điều đó tạo ra việc sợ về cái chết. Sợ đến bởi vì bạn không sống, cho nên bạn sợ - “Mình vẫn còn chưa sống được, và nếu cái chết xảy ra, sao đây? Chưa hoàn tất, chưa được sống, mà tôi sẽ chết.”
Sợ về cái chết chỉ đến với những người còn chưa thực sự sống động. Nếu bạn sống động, bạn sẽ đón mừng cái chết. Thế thì không có sợ. Bạn đã biết cuộc sống; bây giờ bạn muốn biết cả cái chết nữa. Nhưng chúng ta sợ bản thân cái chết đến độ chúng ta chẳng biết về nó, chúng ta chưa đi vào sâu trong nó. Điều đó tạo ra sợ chết.
Nếu bạn muốn đi vào kĩ thuật này, bạn phải nhận biết về nỗi sợ sâu xa này. Và nỗi sợ sâu xa này phải bị quẳng đi, phải được thanh lọc, chỉ có thế thì bạn mới có thể đi vào kĩ thuật này. Điều này sẽ có ích: chú ý nhiều hơn tới việc thở ra. Cả ngày bạn sẽ cảm thấy thảnh thơi, và im lặng bên trong sẽ được tạo ra.
Bước 2:
Bạn có thể làm sâu sắc hơn cảm giác này nếu bạn thực hiện một thực nghiệm khác. Thở ra sâu trong mười lăm phút mỗi ngày. Ngồi trong ghế hay trên sàn, thở ra sâu, và trong khi thở ra, nhắm mắt lại. Khi không khí đi ra, bạn đi vào. Và rồi cho phép thân thể hít vào, và khi không khí đi vào, mở mắt và bạn đi ra. Chỉ là việc đối lập: khi không khí đi ra, bạn đi vào; khi không khí đi vào, bạn đi ra.
Khi bạn thở ra, không gian được tạo nên bên trong, vì thở là cuộc sống. Khi bạn thở ra sâu, bạn thành trống vắng, cuộc sống đã đi ra. Theo một cách, bạn chết. Trong im lặng đó của cái chết, đi vào trong. Không khí đi ra: bạn nhắm mắt và đi vào trong. Không gian có đó và bạn có thể di chuyển dễ dàng.
Trước khi thực hiện kĩ thuật sau đây, thực hiện thực nghiệm này trong mười lăm phút để cho bạn được sẵn sàng - không chỉ sẵn sàng, mà còn đón chào, nhạy cảm. Nỗi sợ cái chết không có đó, vì bây giờ cái chết dường như giống thảnh thơi, cái chết dường như giống việc nghỉ ngơi sâu sắc.
Bước 3:
Nằm xuống. Trước hết quan niệm bản thân bạn như cái chết; thân thể bạn hệt như cái xác. Nằm xuống, và rồi đem chú ý của bạn xuống ngón chân. Với mắt nhắm di chuyển vào trong. Đưa chú ý của bạn tới ngón chân và cảm thấy rằng ngọn lửa đang bốc lên từ đó, mọi thứ đang bốc cháy. Khi ngọn lửa đi lên, thân thể bạn biến mất. Bắt đầu từ ngón chân và chuyển dần lên.
Tại sao lại bắt đầu từ ngón chân? Sẽ dễ dàng hơn, vì ngón chân ở rất xa cái tôi của bạn, bản ngã của bạn. Bản ngã của bạn tồn tại trong đầu. Bạn không thể bắt đầu từ cái đầu được, sẽ rất khó khăn, cho nên bắt đầu từ điểm xa xôi - ngón chân là nơi xa xôi nhất với bản ngã. Bắt đầu ngọn lửa từ đó. Cảm thấy rằng ngón chân đang cháy, chỉ có tro là còn lại, và rồi chuyển chập chạp, đốt cháy mọi thứ mà ngọn lửa đi ngang qua. Mọi bộ phận, cẳng chân, bắp đùi sẽ biến mất.
Cứ thấy rằng chúng đã thành tro. Ngọn lửa đang bốc lên, và các bộ phận mà ngọn lửa đi qua, không còn nữa; chúng đã trở thành tro. Cứ đi lên, và cuối cùng, đầu cũng biến mất. Bạn sẽ còn lại chỉ là người quan sát trên núi. Thân thể sẽ có đó - chết, bốc cháy, thành tro - còn bạn sẽ là người quan sát, bạn sẽ là nhân chứng. Nhân chứng này không có bản ngã.
Kĩ thuật này rất tốt để đạt tới trạng thái vô ngã. Sao vậy? - vì nhiều điều được bao hàm trong đó. Nó có vẻ đơn giản; nhưng nó không đơn giản thế đâu. Cơ chế bên trong là rất phức tạp.
Nhớ lấy, đây là vấn đề phải hiểu: nếu kí ức vẫn còn đó, thế thì thân thể vẫn còn đó và bạn đang giở thủ đoạn. Nếu bạn thực sự đi sâu vào cảm giác rằng thân thể chết, bùng cháy, và ngọn lửa đã hoàn toàn tiêu huỷ nó, bạn sẽ chẳng có kí ức gì vào khoảnh khắc đó. Trong khoảnh khắc chứng kiến đó, sẽ không có tâm trí. Mọi thứ sẽ dừng lại - không chuyển động của ý nghĩ, chỉ quan sát, chỉ thấy điều đã xảy ra.
Và một khi bạn biết điều này, bạn có thể vẫn còn trong trạng thái này liên tục. Một khi bạn đã biết rằng bạn có thể tách bản thân mình khỏi thân thể - kĩ thuật này chỉ là phương pháp để tách bản thân bạn ra khỏi thân thể, chỉ để tạo ra lỗ hổng giữa bạn và thân thể, chỉ để có vài khoảnh khắc bạn thoát ra khỏi thân thể. Nếu bạn có thể làm được điều đó, thế thì bạn có thể vẫn còn trong thân thể mà bạn sẽ không trong thân thể. Bạn có thể cứ sống như bạn đã sống trước đây, nhưng bạn sẽ không như cũ nữa.
Kĩ thuật này sẽ cần ít nhất là ba tháng. Bạn cứ tiến hành nó đi. Nó không xảy ra ngày một ngày hai đâu, nhưng nếu bạn cứ thực hiện nó một giờ mỗi ngày, trong vòng ba tháng, một hôm nào đó bỗng nhiên tưởng tượng của bạn sẽ có ích và lỗ hổng sẽ được tạo ra, và bạn thực tế sẽ thấy thân thể biến thành tro. Thế thì bạn có thể quan sát.
Trong quan sát đó bạn sẽ nhận ra một hiện tượng sâu sắc - rằng bản ngã là thực thể giả tạo. Nó có đó bởi vì bạn đã đồng nhất với thân thể; với ý nghĩ, với tâm trí. Bạn chẳng là chúng - chẳng là tâm trí mà cũng chẳng là thân thể. Bạn khác biệt với tất cả những cái bao quanh mình; bạn khác biệt với phần ngoại vi của mình.
Mở hội cái chết
Tôi đã từng nghe nói về ba sư. Chẳng ai nhắc đến tên họ cả, vì họ chẳng bao giờ nói tên mình cho bất kì ai, họ chẳng bao giờ trả lời điều gì. Cho nên ở Trung quốc họ chỉ được biết tới đơn giản là ‘ba ông sư cười’.
Họ chỉ làm mỗi một việc: họ đi vào từng thôn làng, đứng giữa chợ, và bắt đầu cười. Bỗng nhiên mọi người trở nên nhận biết, và họ sẽ cười với toàn bộ con người mình. Thế rồi người khác cũng bị lây nhiễm và rồi đám đông tụ tập lại, chỉ nhìn họ toàn bộ đám đông bắt đầu cười. Điều gì xảy ra? Thế là toàn bộ thị trấn sẽ tham dự vào, và họ sẽ chuyển sang thị trấn khác. Họ được mọi người yêu mến lắm. Đó là buổi lễ duy nhất của họ, thông điệp duy nhất của họ - cái cười. Và họ cũng chẳng dạy, họ chỉ đơn thuần tạo ra tình huống.
Thế rồi sự việc xảy ra là họ trở nên nổi tiếng khắp vùng quê - ‘ba sư cười’. Cả nước Trung quốc yêu mến họ, kính trọng họ. Chẳng ai cầu nguyện theo cách đó cả - rằng cuộc sống phải là cái cười và không là gì khác hết. Và họ cũng chẳng cười riêng ai, chỉ đơn thuần cười, dường như họ đã hiểu trò đùa vũ trụ. Họ trải rộng biết bao vui vẻ trên khắp nước Trung quốc mà chẳng nói lấy một lời. Mọi người hỏi tên họ, nhưng họ chỉ cười, cho nên thành cái tên của họ - ‘ba sư cười’.
Thế rồi họ già đi, và trong một thôn làng, một trong ba sư chết. Cả làng rất mong đợi, tràn trề trông ngóng, vì bây giờ ít nhất khi một người trong họ chết, họ phải khóc. Điều này sẽ là cái gì đó đang xem, vì chẳng ai có thể quan niệm nổi những người này khóc.
Cả làng tụ tập lại. Hai sư đang đứng bên cạnh thi hài của người thứ ba và cười, cười phình cả bụng. Cho nên dân làng mới hỏi, “Chí ít các công cũng phải giải thích điều này chứ!”
Cho nên lần đầu tiên họ nói, và họ nói, “Chúng tôi cười vì người này đã thắng. Chúng tôi bao giờ cũng tự hỏi ai sẽ chết trước, và người này đã làm chúng tôi thua. Chúng tôi cười vào cái thua của mình, vào cái thắng của ông ấy. Và rồi ông ấy đã sống với chúng tôi biết bao nhiêu năm trời, và chúng tôi đã cùng cười, chúng tôi cũng tận hưởng sự có lẫn nhau, sự hiện diện của nhau. Chẳng có cách nào khác để thực hiện việc đưa tiễn cuối cùng cho ông ấy. Chúng tôi chỉ có thể cười.”
Cả làng đều buồn, nhưng khi cái xác của ông sư chết được đưa lên dàn hoả thiêu, dân làng hiểu ra rằng không chỉ hai ông sư đùa - người thứ ba đã chết, cũng cười. Vì người thứ ba, đã chết, đã bảo với bạn đồng hành, “Đừng thay quần áo cho tôi!” Tục lệ xưa nay là khi một người chết, người ta thay quần áo và tắm cho cái xác, cho nên ông ta đã nói, “Đừng tắm cho tôi, vì tôi chưa bao giờ là không sạch sẽ. Biết bao tiếng cười có trong đời tôi đến mức chẳng thứ ô trọc nào có thể tích luỹ gần tôi được, không thể tới gần tôi được. Tôi chẳng thu thập chút bụi bặm nào; cái cười bao giờ cũng trẻ trung và tươi tắn. Cho nên đừng tắm cho tôi và đừng thay quần áo cho tôi.”
Cho nên, chỉ để bày tỏ lòng kính trọng với ông ấy, họ đã không thay quần áo ông. Và khi cái xác được đưa vào lửa, bỗng nhiên họ trở nên nhận biết là ông ấy đã giấu nhiều thứ phía trong quần áo và những thứ này bắt đầu ... pháo hoa Trung quốc!! Thế là cả làng lăn ra cười, còn hai người này nói, “Ông tinh quái lắm! Ông đã chết, nhưng lần nữa ông làm chúng tôi thua cuộc. Cái cười của ông là cái cười cuối cùng.”
Có cái cười vũ trụ, khi toàn bộ chuyện cười của vũ trụ này được hiểu ra. Đó là điều cao nhất, chỉ vị phật mới có thể cười giống thế. Ba sư này phải là ba vị phật.