Kinh Hoa sen
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin
  • Tổng các bài đăng

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Osho
  • TRÍCH ĐOẠN

Kinh Hoa sen

Bởi Cittasamādhi JS vào 17 thg 2, 2017
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với X
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả




    Chuyện xảy ra có lần một người đi tới một Thiền sư. Ông ta đã đọc mọi kinh sách, ghi nhớ chúng, và đã trở thành một triết gia lớn vì ông ta rất hiệu quả trong việc dùng lời, logic. Và Thiền sư này chỉ là một dân làng, giống hệt như người ăn xin, người đã nói, "Tôi không bị lạc." Ông ấy chưa bao giờ đọc Kinh Hoa sen, một trong nhưng kinh sách Phật giáo vĩ đại nhất, đáng gìn giữ, bao giờ cũng được giữ ở gần. Cũng như có sách gối đầu giường, Kinh Hoa sen cũng vậy là cuốn sách cạnh trái tim; nó liên quan tới trái tim. Hoa sen là biểu tượng cho trái tim: nở hoa đầy đủ, trong việc bùng nở đầy đủ, nó là trái tim. Và các Phật tử nghĩ không có gì sánh được với Kinh Hoa sen.
    Người này đã ghi nhớ toàn thể Kinh Hoa sen. Ông ta có thể lặp lại nó từ bất kì chỗ nào. Hỏi bất kì câu hỏi nào và ngay lập tức ông ta sẽ trả lời - như máy tính, rất hiệu quả. Cho nên ông ta hỏi Thiền sư, "Ông có đọc Kinh Hoa sen không?"
    Thiền sư nói, "Kinh Hoa sen à? Chưa bao giờ nghe nói về nó."
    Người này, nhà bác học, học giả, nói, "Chưa bao giờ nghe nói về nó à? Và mọi người nghĩ ông đã chứng ngộ!"
    Thiền sư nói, "Mọi người phải sai rồi. Ta là người dốt nát, làm sao ta có thể chứng ngộ được?"
    Học giả thấy thoải mái bây giờ, cho nên ông ta nói, "Bây giờ tôi sẽ lặp lại Kinh Hoa sen. Ông có thể đọc được không?"
    Sư nói, "Tôi không đọc được."
    Thế là người này nói, "Thôi được, thế thì nghe tôi đây và tôi sẽ giải thích bất kì cái gì ông muốn hỏi."
    Ông ta đã tới để tìm thầy nhưng bây giờ ông ta đã trở thành thầy. Bản ngã không bao giờ muốn là đệ tử, nó bao giờ cũng đi tìm việc là thầy. Phật phải cười làm sao vào tình huống này! Thầy trở thành đệ tử, và đệ tử trở thành thầy và nói, "Nghe đây."
    Thầy bắt đầu lắng nghe. Đệ tử nó, "Được." Ông ta bắt đầu lặp lại Kinh Hoa sen.
    Trong Kinh Hoa sen, có nói mọi thứ là trống rỗng - thế giới này là trống rỗng, địa ngục là trống rỗng, cõi trời là trống rỗng, Thượng đế là trống rỗng, mọi thứ là trống rỗng. Trống rỗng là bản chất của mọi thứ, hư không, cho nên được hài hoà với hư không và bạn sẽ đạt tới.
    Đột nhiên thầy nhảy lên và đánh vào đầu ông bác học. Ông bác học phát khùng. Ông ta bắt đầu la lên và nói, "Ông không chỉ không chứng ngộ, ông không chỉ là kẻ dốt nát, ông dường như bị thần kinh nữa. Ông làm gì vậy?"
    Thầy ngồi lại và nói, "Nếu mọi thứ là hư không, cơn giận này tới từ đâu? Thế giới là trống rỗng, cõi trời là trống rỗng, địa ngục là trống rỗng, bản chất của mọi thứ là hư không. Cơn giận này tới từ đâu?"
    Ông bác học đâm ra phân vân. Ông ta nói, "Điều đó không được viết trong Kinh Hoa sen. Ông hỏi câu hỏi ngu xuẩn. Nó không được viết trong Kinh Hoa sen. Toàn thể Kinh này tôi đã ghi nhớ - và đây không có cách nào để hỏi câu hỏi, đánh tôi không phải là cách hỏi câu hỏi."
    Nhưng đây là cách duy nhất. Các lí thuyết không giúp gì mấy. Bạn có thể nói rằng mọi thứ là hư không, nhưng chỉ cú đánh nhẹ và cơn giận nảy sinh ra từ hư không; người đàn bà đi qua và dục nảy sinh từ hư không; bạn nhìn ngôi nhà đẹp và ham muốn sở hữu nảy sinh từ hư không. Khi Phật nói mọi thứ là hư không, ông ấy nói: Nếu ông có thể hiểu điều này, cái không sẽ nảy sinh. Làm sao cái gì có thể nảy sinh từ hư không? Hư không là thiền, không phải lí thuyết; nó là việc rơi vào vực thẳm. Thế thì giận không thể nảy sinh và dục không thể nảy sinh - làm sao chúng có thể nảy sinh được?
    Có hai kiểu người: một kiểu là những người đang đi tìm các lí thuyết - và xin đừng là kiểu đó, vì đó là kiểu ngu xuẩn nhất; và kiểu kia là kiểu trí huệ, những người đi tìm kinh nghiệm, không lí thuyết.
    Cuốn sách này và bất kì cái gì tôi nói đều có thể trở thành lí thuyết cho bạn; thế thì bạn lỡ. Nó có thể trở thành cơn khát, cơn đói, sự thôi thúc sâu sắc để trải nghiệm; thế thì bạn đã thu được vấn đề. Nhưng đừng bị nghiện với lời; đừng mang bình chứa, nhớ nội dung. Khi đệ tử ném sách vào lửa anh ta ném đi bình chứa; nội dung được gìn giữ trong tim anh ta. Và thầy sung sướng rằng người này đã hiểu: bình chứa phải bị ném đi và nội dung được gìn giữ.
    Bất kì cái gì tôi nói, ném nó vào trong lửa. Nhưng cái gì xảy ra cho bạn trong sự hiện diện của tôi, cái đó là nội dung. Gìn giữ nó, nó là quí giá. Nhưng không có nhu cầu gìn giữ nó: nếu nó xảy ra, bạn sẽ gìn giữ nó; nếu bạn biết, nó được gìn giữ, và thế thì không có cách nào ném nó vào trong lửa. Chỉ sách mới có thể bị ném vào trong lửa, chân lí không thể bị ném.
    Đó là lí do tại sao đệ tử này quát, "Thầy nói gì vậy? Một thứ quí giá có thể bị ném vào trong lửa sao? Một thứ quí giá có thể bị cháy trong lửa sao? Nếu lửa có thể đốt cháy sách của thầy, nó là kiểu quí giá gì vậy? Đây là kiểu chân lí gì vậy? Nếu lửa có thể thiêu cháy chân lí, nó không đáng gìn giữ."
    Cái mà không thể bị thiêu cháy, cái mà không thể chết, cho dù qua lửa nó trở nên sống động hơn, thuần khiết hơn - cái đó là chân lí. Đó là lí do tại sao tôi nói ném Kinh Thánh vào lửa: không phải là tôi chống lại Kinh Thánh đâu, tôi chống lại cái bình chứa. Nội dung không thể bị ném đi. Bình chứa là Kinh Hoa sen. Nội dung là hoa sen của bạn, và đó là trái tim bạn.


    Osho
    Nội dung chính
      Tags: Osho TRÍCH ĐOẠN

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • Chấp nhận mất mát
            Chấp nhận mất mát
            31 thg 3, 2017

            Hỏi: Con đang rất đau khổ, bởi vì vợ chồng con bất hòa. Mấy tháng trước mẹ con vừa mất thì đến nay bố con không muốn sống nữa. Bố con kinh ...

          • Sự Tích Chôl Chnam Thmây
            Sự Tích Chôl Chnam Thmây
            23 thg 1, 2013

                   Chôl Chnam Thmây tức là "Vào năm mới" của dân tộc Khmer, lễ được diễn ra vào ngày 13, 14 và 15 tháng tư hàng năm và ngày lễ...

          • Bảng chữ cái Khmer
            Bảng chữ cái Khmer
            26 thg 4, 2013

            BẢNG CHỮ CÁI NGUYÊN ÂM VÀ CHÂN BẢNG CHỮ CÁI PHÂN CHIA THEO NGUYÊN ÂM  GIỌNG "O" VÀ NGUYÊN ÂM  GIỌNG "Ô" NGUYÊN ÂM ĐỘC LẬ...

          • BẢY LOẠI THÁNH NHÂN
            BẢY LOẠI THÁNH NHÂN
            15 thg 4, 2018

            Như chúng ta đã thấy, tất cả các bậc thánh đều có thiền siêu thế kèm theo các đạo, quả chứng của họ. Hơn nữa, ở mỗi trong bốn giai đoạn giải...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Facebook: Thạch Thuận Hòa
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI