THƯƠNG VÀ GHÉT
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Góp nhặt - Suy ngẫm
  • Thiền Vipassana (Minh Sát)

THƯƠNG VÀ GHÉT

Bởi Cittasamādhi JS vào 28 thg 8, 2017
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với Twitter
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả





    S: Bà có thể giải thích cho tôi về Thương và Ghét?

    T: Ồ, cô thấy, thương và ghét không khác nhau lắm đâu. Chúng là hai khía cạnh của tâm phân biệt, giống như hai mặt của một đồng xu.

    S: Nhưng chúng ta cảm thấy rất khác.

    T: Phải, ban đầu chúng khác nhau, nhưng chúng đều phát xuất từ thói quen phân biệt, và đều dẫn tới đau khổ. Chúng ta thương hay ghét một người nào là căn cứ trên sự 'thích' hay 'không thích'. Chúng ta tự động phân loại người khác tùy theo những định kiến của chúng ta. Nếu họ đáp ứng được lý tưởng của chúng ta và có vẻ hợp với sở thích thì tâm chúng ta lập tức bám níu vào họ; nhưng nếu họ thuộc loại không hợp với sở thích thì tâm chúng ta bắt đầu chối từ họ. Bằng cách nầy, chúng ta đi tới Thương và Ghét.

    S: Nhưng làm sao chúng ta có thể chấm dứt Thương và Ghét? Tôi thấy bực mình trong cả hai trường hợp.

    Hãy nghĩ về trường hợp cô thương một người vào lúc nào đó, nhưng một lúc khác sau đó thì lại ghét y. Hắn cùng là một người, tại sao tình cảm của cô lại thay đổi?

    S: Có lẽ là vì người ấy và bản thân tôi đều thay đổi.

    T: Ðúng vậy. Ðiều đó có nghĩa là tình thương của chúng ta thay đổi với tình huống, có nghĩa là cảm xúc của chúng ta là vô thường, tương đối với thời gian và nơi chốn.

    S: Cảm xúc của chúng ta là vô thường?

    T: Thật đúng vậy. Ðây là điều mà Ðức Phật gọi là Maya, ảo tưởng của tâm thức. Cảm xúc của chúng ta là ảo tưởng sinh ra từ tâm khái niệm; chúng phát xuất từ bản ngã. Theo Phật giáo, bởi vì bản ngã chỉ là ảo tưởng, tất cả những gì phát sinh từ tâm khái niệm cũng đều là ảo hóa. Nó không có thực chất, thường tính và bình an tính. Do đó tình thương thế tục là không bền, nó có thể trở thành sự ghét.

    Khoảng một tuần sau, cô ấy lại đến gặp tôi, và lần nầy cô rất hớn hở nói với tôi:

    S: Bây giờ tôi hoàn toàn hiểu những gì bà nói về Thương và Ghét. Tôi gặp người đó hôm trước đây, và thật đáng ngạc nhiên thay, tôi tự thấy mình đi đến với hắn và chào hỏi hắn mà không ngần ngại. Tôi không hiểu tại sao, nhưng tôi không còn cảm thấy thù nghịch với hắn nữa. Trước đây, tôi rất ghét thấy bản mặt hắn. Thật là một sự giải tỏa lớn lao đối với tôi! Bây giờ tôi cảm thấy mìnhđược tự do!

    T: Tôi muốn hỏi cô một điều: lần nầy trước khi cô gặp người đó, cô cảm thấy còn sự ghét bỏ trong tâm mình hay không?

    S: Ừ nhỉ, khi nghĩ về điều đó, thật là tôi không có.

    Và ngay bây giờ đây, cô còn ghét hắn không?

    S: Không.

    T: Vậy thì, có cái gì khác, trước và sau?

    Cô ấy bật cười và nói:

    S: Thật rất đúng!

    T: Ừ, cô đã thoát khỏi sự thương và ghét nầy trước khi cô gặp hắn phải không?

    S: Phải, đúng vậy.

    T: Cô đã làm gì để được tự do như thế?

    S: A, tôi có làm gì đâu. Tôi tự mình được tự do.

    T: Ðúng vậy. Chúng ta tự mình không có thương và ghét. Chỉ khi nào chúng ta bắt đầu thích hay không thích thì chúng ta mới bị rắc rối bởi cảm xúc sau đó. Ngay khi chúng ta vừa nhận ra rằng chúng nó chỉ là ảo tưởng do chúng ta tự tạo ra, chúng ta được tự do. Chúng ta được trở về tình trạng ban đầu trong đó không có thương và ghét. Chỉ khi nào tâm mình bắt đầu làm việc với 'thích' và 'không thích' thì thương và ghét trở thành gánh nặng và chúng ta tạm thời bị mất tự do.

    Ðây là một thí dụ thực tế cho thấy khi đám mây ảo tưởng được vén lên thì chúng ta sẽ có được tự do và giác ngộ về giây phút hiện tại.


    Nguyên tác: "Living Meditation: Living Insight", 
    Dr Thynn Thynn
    Nội dung chính
      Tags: Góp nhặt - Suy ngẫm Thiền Vipassana (Minh Sát)

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            18 thg 10, 2018

            Sư Ông Viên Minh Đã từ lâu, một số Phật tử có mong ước dịch các tác phẩm gồm thơ, văn, sách... của thầy Viên  qua tiếng Anh, Pháp,......

          • NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            25 thg 12, 2017

            Nhiều người Việt Nam mình biết đến danh vị Tam Tạng thường qua phim Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh cùng sư phụ, Tam tạng như một nhân vật hư cấ...

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức  - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)
            BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)
            08 thg 5, 2018

            CĂN-TRẦN-THỨC Thế giới biểu hiện sự vận hành hỗ tương giữa lục căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý ).  Lục trần ( sắc, thinh, hương, vị, x...

          • Chân Đế & Tục Đế
            Chân Đế & Tục Đế
            16 thg 3, 2018

            Hai pháp Tục Ðế (Sammuttisacca) và Chân Ðế (Paramatthasacca) bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian. Trong Phật Giáo, Thiền chỉ và ...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI