Fanpage: Kim Triệu Khippapañño - Có bấy nhiêu đó thôi
Trưởng lão Kim Triệu là một thiền sư lỗi lạc về pháp hành Tứ Niệm Xứ Vipassanā, được sự kính mộ của Phật tử khắp nơi ở Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại.
Không làm điều ác. Luôn làm việc lành. Giữ tâm thanh tịnh. Là lời chư Phật dạy. |
“Sabbe saṅkhāra aniccā,Appamādena sampādetha.”(Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn tìm cầu giải thoát!)- ĐỨC PHẬT -
TIỂU SỬ
Mời quý vị xem bộ phim ngắn về cuộc đời của Ngài: Một cuộc đời trọn vẹn vì thiền, để hiểu thêm về cuộc đời tu hành và hoằng pháp của ngài. Sau đây là vài dòng tiểu sử của ngài.
Hòa Thượng Thiền Sư Kim Triệu sanh ngày 5 tháng 12 năm 1930 tại làng Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Thân sinh và thân mẫu Ngài là Kim Trăm và Thạch Thị Ngách. Chị gái và em trai Ngài là Kim Thị Lê và Kim Muôn.
Từ thời thơ ấu, Ngài thường được thân mẫu, là một Phật tử thuần thành, dẫn đi nhiều chùa và làm quen với nếp sống ở tu viện. Căn cơ của Ngài hiển lộ rất sớm nên từ nhỏ Ngài chỉ mong muốn vào chùa tu học trong lúc cha Ngài muốn Ngài có vốn học vấn ngoài đời. Mẹ Ngài mất năm Ngài mới lên 9 tuổi và ba năm sau đó Ngài lại mất cha. Những năm ở với người chị, Ngài có nhiều dịp sớt bát cho các sư trì bình khất thực hàng ngày đi ngang nhà. Hình ảnh an nhiên thanh tịnh của chư tăng khiến Ngài phát tâm muốn xuất gia sống đời phạm hạnh.
Năm 14 tuổi, Ngài xin vào ở trong chùa. Năm 17 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di ở chùa Bình Phú. Năm 1949, Ngài xuất gia Tỳ Kheo ở chùa Phương Thạnh (cùng tỉnh Trà Vinh), pháp hiệu là Khippapañño (nghĩa là Thiện Trí hay Tốc Trí) thường được gọi là Sư Pañño hoặc Sư Kim Triệu.
Năm 1950 đến 1956, Ngài tu học tại chùa Giác Quang, Chợ Lớn. Năm 1956, Ngài nhập hạ tại chùa Kỳ Viên, Sài Gòn.
Năm 1957, Ngài ra chùa Tam Bảo tại thành phố Đà Nẵng học Pāli và giáo lý với Ngài Giới Nghiêm và Đại Đức Shanti Bhadra (người Tích Lan), đồng thời cũng dạy Pāli và Phật Pháp căn bản cho các em nhi đồng Phật tử.
Năm 1958, Ngài Giới Nghiêm phái Ngài ra Bình Định dạy đạo. Sau đó Ngài trở về tu học nhận bằng cấp danh dự về Pāli và Phật học. Ngài lưu lại Phật Học Viện Pháp Quang của Đại Đức Hộ Giác tại Gia Định để phụ dạy văn phạm Pāli và kinh kệ.
Năm 1962 đến 1963, Ngài nhập hạ ở chùa Bửu Quang, Thủ Đức.
Năm 1964, Ngài được Viện Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ, cấp học bổng đi du học với nhiều giáo sư Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện. Cũng năm này, Ngài viếng Bodh Gayā (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật thành đạo; lúc đó Ngài 35 tuổi.
Năm 1970, Ngài đỗ bằng Pāli Achariya (Sư Phạm môn Pāli), bằng B.A. Phật Học và bằng M.A. Pāli. Sau đó Ngài đến cư ngụ tại Bồ Đề Đạo Tràng 9 năm với Ngài Munindra. Hai năm đầu của thời gian này, Ngài học về Cổ Sử Ấn Độ và Á Châu (Ancient India and Asia Studies) tại Đại học Maghadh.
Từ năm 1979 đến 1981, Ngài dời về ở tại New Delhi.
Về thiền tập, từ năm 1967 đến 1980, Ngài có cơ duyên thực tập Thiền Minh Sát Vipassanā tại Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện dưới sự hướng dẫn của các thiền sư nổi tiếng như Ngài Munindra, Ngài Goenka, Bà Dipa Ma, và Ngài Taungpulu.
Năm 1967, Ngài bắt đầu học thiền Vipassanā với Ngài Munindra. Sau đó, Ngài theo học pháp Quán Thọ với Ngài Goenka trong 6 năm.
Từ 1975 đến 1980, Ngài tiếp tục được thọ giáo với các thiền sư khác kể cả bà Dipa Ma, Ngài Rastrapal, và Ngài Taungpulu.
Năm 1980, Ngài sang Ngưỡng Quang (Yangon), Miến Điện, thực tập tích cực với Đại Lão Hòa thượng Thiền Sư Mahāsi và đạt được thành quả khả quan.
Trong khoảng thời gian trên, Ngài đảm nhận nhiều Phật sự về hoằng pháp, xây cất cơ sở thiền định quốc tế, cứu trợ đồng hương, và cùng Đại Đức Dr. Rastrapal tổ chức khóa thiền ở Nepal, Ấn Độ.
Năm 1981, Ngài được Hội Phật Giáo Việt Mỹ ở Washington D.C. mời sang Hoa Kỳ hoằng pháp, và lưu ngụ tại chùa Kỳ Viên, Hoa Thịnh Đốn. Nơi đây, ngoài những nghi thức sinh hoạt hằng ngày của một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy, Ngài còn mở các khóa thiền hằng năm. Từ đó, các chùa, các trường thiền ở các tiểu bang hay ở các nước khác thường xuyên thỉnh Ngài đến dạy đạo. Ở Cali, có các chùa như Pháp Vân, Kim Sơn, và Như Lai Thiền Viện. Ở Texas, có các chùa như Pháp Luân, Đạo Quang, Hương Đạo, và các nơi khác nữa như chùa Phật Ân (Minnesota) và Bồ Đề Thiền Viện (Florida). Các nhóm đệ tử ở Âu, Úc, Việt Nam cũng hay thỉnh Ngài đến hướng dẫn khóa thiền.
Năm 1988, Phật tử vùng Nam California cung thỉnh Ngài đứng ra sáng lập một đạo tràng để đồng bào địa phương có nơi tu tập. Với nhân duyên đó, Thích Ca Thiền Viện ở Riverside bắt đầu hoạt động và phát triển. Nơi đây, Bảo Tháp thờ Xá Lợi được khởi công xây dựng năm 1997 và khánh thành năm 2012.
Năm 1997, từ Hoa Thịnh Đốn, Ngài trở lại Yangon để học pháp Quán Tâm tại Trung tâm của Ngài Hòa thượng Shwe Oo Min và cũng đạt được thành quả khả quan.
Năm 2007, Ngài hoàn thành công trình xây dựng một thiền viện ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Cũng từ năm ấy, Trung tâm Insight Meditation Society (IMS), Boston, thường xuyên cung thỉnh Ngài đến dạy thiền.
Năm 2008, Ngài chính thức trùng tu Thiền Viện Tâm Pháp ở Bumpass, Virginia, thành một trung tâm thiền.
Từ năm 1981 đến nay, Ngài hướng dẫn khoảng 20 chuyến hành hương xứ Phật tại Ấn Độ, Nepal. Với kiến thức về Phật Pháp và kinh nghiệm sống tại quê hương Đức Phật trong suốt 17 năm, Ngài đã hướng dẫn Phật tử đến chiêm bái Bốn Chỗ Động Tâm, giải thích rất tường tận lịch sử các Phật tích, gây hứng khởi và làm gia tăng đức tin vào Tam Bảo, giúp ích rất nhiều cho Phật tử trên đường thực hành Giáo Pháp của Đức Phật.
Năm nay dù đã ngoài 92 tuổi [năm nay 2021], sức khoẻ có phần suy giảm, Ngài vẫn không ngừng phục vụ cho Đạo Pháp, tiếp tục giảng dạy nhiều nơi trên thế giới. Với kinh nghiệm thực chứng, đạo hạnh thanh cao, tư cách khiêm cung bình dị, tràn đầy từ tâm cộng với sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, Ngài đã giúp thiền sinh và Phật tử hưởng nhiều lợi lạc của Giáo Pháp và để lại trong tâm mọi người có duyên lành gặp Ngài một niềm kính mến vô bờ.
DANH MỤC BÀI ĐĂNG TRÊN FANPAGE
091. Tôi là ai
092. Tâm đau khổ. Thường suy nghĩ
093. Quán Niệm (Minh Sát / Tứ Niệm Xứ / Vipassanā)
094. Ngôi nhà tâm linh
097. Đức Phật khuyên nhắc: KHÔNG DỄ DUÔI
099. Mũi tên phiền não
100. Đặc tính, công năng, biểu hiện, nguyên nhân của CHÁNH NIỆM
101. Lần chuỗi 108 hạt
102. Ba hạng người
103. Diệu Đế
104. Trở lại bình thường
105. Động đất, động tâm
106. Yếu tố giác ngộ: trạch pháp giác chi
109. Đức tin
110. Con đường thanh tịnh
112. Thoát khỏi quỹ đạo
113. 38 pháp hạnh phúc
114. Năm điều quán tưởng
115. Ý nghĩa Quy Y
116. Lợi ích tĩnh giác
117. Thích nghi tĩnh giác
118. Giới vực tĩnh giác
119. Chánh kiến tĩnh giác
120. Bàn chân
121. Mắt Đạo
122. Bạn lành
123. Ngôi nhà của tâm
124. Đi lên hay đi xuống
125. Tám vạn bốn nghàn pháp môn
126. Hoài nghi
127. Thiên nhiên
128. Buông bỏ
129. Sức mạnh của tâm
130. Thiền Vắng Lặng và thiền Minh Sát Niệm Xứ
131. Pháp nhãn
132. Thực tập thiền minh sát niệm xứ
133. Hay biết ghi nhận
134. Một cuộc đời trọn vẹn vì thiền (video)
137. Khó và dễ
138. Bốn điều không thể ngăn ngừa
139. Bốn có bốn không. Sự an vui mãi mãi
140. Cúng dường chư Phật
142. Thu thúc
143. Cách nói của bậc thánh nhân
144. Đọc sách Phật
145. Kỷ niệm 40 năm hoằng pháp tại Hoa Kỳ và hải ngoại của Thiền Sư Khippapañño Kim Triệu
146. Khúc trường ca (Sư Giới Đức dâng lên ngài thiền sư Khippapañño Kim Triệu)