BUÔNG BỎ TÂM THAM
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Phật học cơ bản

BUÔNG BỎ TÂM THAM

Bởi Cittasamādhi JS vào 08 thg 5, 2017
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với Twitter
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả




    Câu hỏi 12: Khi thực hành, chúng con thấy sự tham muốn rất rõ ràng. Chúng con có thể làm gì để buông bỏ tâm tham?
    Thiền sư Ottamasara: Bạn phải hiểu, đây không phải là “của tôi”. Sự tham muốn đó cũng không phải “của tôi”, không phải “của bạn”, chỉ để kinh nghiệm mà thôi, chỉ biết mà thôi, không dính mắc, không chối bỏ. Nếu có hiểu biết đúng, sẽ ngày càng có ít tâm tham hơn.
    Tất cả chúng ta đều sử dụng thân và tâm nhưng cần phải hiểu rằng đó chỉ là sử dụng thôi, không phải “của tôi”, không phải “của bạn”, không phải để dính mắc, không phải để chối bỏ, chỉ để sử dụng, chỉ để kinh nghiệm, chỉ để biết, chỉ để làm mà thôi. Cố gắng nghĩ về thân và tâm, nghĩ về bản thân và những người khác với hiểu biết đúng này. Hãy chỉ nghĩ về Sự Thật chỉ sử dụng mà thôi, chỉ làm mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ biết mà thôi. Nếu bạn hiểu Sự Thật chỉ sử dụng mà thôi, sẽ không có sự dính mắc. Chỉ sử dụng mà thôi là đúng.
    Vì không biết Sự Thật chỉ sử dụng mà thôi, nên có dính mắc ở đó. Dính mắc vào cuộc sống: “Làm thế nào để sử dụng cuộc sống?” Dính mắc vào nơi chốn: “Ở tại đâu?” Nghĩ về làm cái gì, ở đâu, cái gì sẽ diễn ra trong tương lai, tất cả đều được tạo ra bởi dính mắc. Tất cả những hành động này được gây ra bởi dính mắc. Nếu không có dính mắc, sẽ không có câu hỏi như thế, không có suy nghĩ như thế.
    Bạn phải cố thực hành, cố gắng hiểu, lặp đi lặp lại nhiều lần. Theo cách này, sẽ ngày càng ít suy nghĩ hơn. Suy nghĩ hiện giờ của bạn là rất tự nhiên (bình thường) đối với một thiền sinh. Phần lớn thiền sinh nghĩ như thế, đó là dính mắc. Đó không phải là hành động đúng. Chỉ làm mà thôi là đúng. Làm mà có dính mắc là sai.
    Hầu hết thiền sinh bị dính mắc liên quan đến phương pháp, đến cuộc sống của thiền sinh và đến người thầy; họ dính mắc với nơi chốn. Đó là vì sao họ nói về trường thiền này hay trường thiền kia, nơi này hay nơi kia, phương pháp này hay phương pháp khác. Phần lớn thiền sinh nghĩ về những điều đó. Như thế là dính mắc. Họ không thể dừng việc làm này bởi do dính mắc.

    Tôi đang không nói về các thiền sinh. Tôi không nói về phương pháp. Tôi đang nói về sự dính mắc. Nếu tôi nói “làm như thế này”, nếu tôi dạy bạn một phương pháp, sẽ có sự dính mắc vào phương pháp đó. Nếu tôi nói về ai đó, sẽ vẫn có sự dính mắc vào ai đó. Đó là lý do tôi không nói về ai đó hay cái gì đó. Tôi đang giải thích về sự dính mắc và sự xả ly, sự hiểu biết sai và sự hiểu biết đúng. Bạn càng chú ý đến sự dính mắc và sự xả ly này, thì trong tâm bạn càng ít dính mắc.
    (Trích sách: Từ Vô Minh đến Minh - Chuyển ngữ: Phật tử Lan Nanika)
    Nội dung chính
      Tags: Phật học cơ bản

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            18 thg 10, 2018

            Sư Ông Viên Minh Đã từ lâu, một số Phật tử có mong ước dịch các tác phẩm gồm thơ, văn, sách... của thầy Viên  qua tiếng Anh, Pháp,......

          • NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            25 thg 12, 2017

            Nhiều người Việt Nam mình biết đến danh vị Tam Tạng thường qua phim Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh cùng sư phụ, Tam tạng như một nhân vật hư cấ...

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • Bảng chữ cái Khmer
            Bảng chữ cái Khmer
            26 thg 4, 2013

            BẢNG CHỮ CÁI NGUYÊN ÂM VÀ CHÂN BẢNG CHỮ CÁI PHÂN CHIA THEO NGUYÊN ÂM  GIỌNG "O" VÀ NGUYÊN ÂM  GIỌNG "Ô" NGUYÊN ÂM ĐỘC LẬ...

          • Chân Đế & Tục Đế
            Chân Đế & Tục Đế
            16 thg 3, 2018

            Hai pháp Tục Ðế (Sammuttisacca) và Chân Ðế (Paramatthasacca) bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian. Trong Phật Giáo, Thiền chỉ và ...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI