Đem sự thực hành thiền tập về nhà
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Hướng dẫn Thiền
  • Phật học cơ bản

Đem sự thực hành thiền tập về nhà

Bởi Cittasamādhi JS vào 14 thg 8, 2017
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với Twitter
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả




    Khi bạn trở về nhà, mỗi ngày, hãy tập để có thái độ của một người đã cống hiến đời mình cho sự tu tập. Cố gắng đừng đem những lo âu, phiền muộn trong công việc về nhà với mình. Khi bạn về đến nhà, hãy để chúng qua một bên. Nếu bạn có một bàn thờ nhỏ tại nhà, bạn có thể dành chút thời gian để lễ Phật và tụng Kinh - chỉ để tự đặt mình vào một không gian thích hợp. Và dĩ nhiên bạn phải hành thiền nữa. Hãy cố gắng tập duy trì sự tự kỷ luật và động cơ để thực tập như vậy một cách đều đặn. Bởi vì nếu bạn tập để có một thói quen đều đặn, bạn sẽ thấy rằng bạn luôn luôn có thể tự nạp năng lượng cho những nỗ lực của mình trong việc thực hành, luôn khơi lại lòng tịnh tín của bạn đối với những lời dạy của Đức Phật. Cho đến khi nào mà chúng ta vẫn duy trì sự nỗ lực chân chánh đó, sẽ luôn có một nguồn năng lượng tiềm tàng ở đó. Cho dẫu chúng ta chưa có được sự an tịnh một cách hoàn hảo, chúng ta thấy rằng chúng ta vẫn có được sự nhiệt tâm. Điều này giúp chúng ta cưỡng lại được những tâm trạng bình thường cũng như những trạng thái bất thiện của tâm mà chúng ta có thể vướng vào trong đó. Những gì mà chúng ta phải cẩn thận là tránh đừng để trở nên lười biếng hoặc sao lãng. Nếu chúng ta không tập cho mình những thói quen tốt và sự tự kỷ luật, việc thực hành có thể trở nên vá víu, có nghĩa đôi lúc chúng ta thực hành, đôi lúc lại không. Dần dần những thói quen bất thiện của tâm sẽ có cơ hội quay trở lại, và ngay cả khi chúng ta hành thiền, tâm vẫn bị kẹt vào trong luồng suy nghĩ không dứt và vọng niệm. Cuối cùng, chúng ta thấy rằng việc thực hành của chúng ta chẳng đáng bỏ công, chẳng đi đến đâu và chúng ta có thể bỏ cuộc. Vì vậy chúng ta phải duy trì động lực đó. Hãy tìm cách để đưa nỗ lực của chúng ta vào sự thực hành, cho dù là nhỏ, bởi vì nó luôn giúp để tiếp năng lượng cho tâm và giúp nuôi dưỡng động cơ của chúng ta. Cho đến khi nào bạn còn có nó, bạn sẽ có thể tiếp tục thực hành.
    Trước khi tôi trở thành một nhà sư, tôi đã có một công việc ổn định. Tôi thường đi làm và trở về nhà vào buổi chiều. Nhưng do tôi thấy giá trị của thiền tập, tôi luôn luôn cố gắng dành thời gian vào buổi tối để nỗ lực thực hành. Cho dẫu tôi cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức như thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn dành ra một giờ đồng hồ để tụng kinh và hành thiền. Và tôi thấy rằng do sự nỗ lực cố gắng đó, tôi trở nên bình an, định tĩnh và tất cả những cảm giác mệt mỏi đều biến mất. Tôi cảm thấy tươi mới trong việc thực hành của mình và điều này đã truyền cảm hứng cho tôi tiếp tục thực hành. Hãy duy trì động cơ và những nỗ lực chân chánh của mình, và rồi chúng ta sẽ thấy rằng những chánh niệm và trí tuệ của chúng ta sẽ phát triển ngày càng vững chắc.
    Trích sách: Tìm về Sự Thật
    Nội dung chính
      Tags: Hướng dẫn Thiền Phật học cơ bản

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            Một số bài thơ kệ (song ngữ) của Sư Ông Viên Minh - Tổ đình Bửu Long
            18 thg 10, 2018

            Sư Ông Viên Minh Đã từ lâu, một số Phật tử có mong ước dịch các tác phẩm gồm thơ, văn, sách... của thầy Viên  qua tiếng Anh, Pháp,......

          • NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            NGÀI TAM TẠNG LÀ AI?
            25 thg 12, 2017

            Nhiều người Việt Nam mình biết đến danh vị Tam Tạng thường qua phim Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh cùng sư phụ, Tam tạng như một nhân vật hư cấ...

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức  - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)
            BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)
            08 thg 5, 2018

            CĂN-TRẦN-THỨC Thế giới biểu hiện sự vận hành hỗ tương giữa lục căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý ).  Lục trần ( sắc, thinh, hương, vị, x...

          • Chân Đế & Tục Đế
            Chân Đế & Tục Đế
            16 thg 3, 2018

            Hai pháp Tục Ðế (Sammuttisacca) và Chân Ðế (Paramatthasacca) bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian. Trong Phật Giáo, Thiền chỉ và ...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI