• Hotline: 0987 005 465
  • Liên hệ bảo trợ
  • Đăng ký
Blog Đạo Phật - Buddha Sāsana, Phật giáo nguyên thủ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Blog Đạo Phật - Buddha Sāsana, Phật giáo nguyên thủ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Pháp Thoại
  • Buddhist Page

Liên hệ quảng cáo
  • Góp nhặt - Suy ngẫm 2

    Đăng vào ngày Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017 12:01 CH
    Chia sẻ

    gửi email cho tác giả



    |




    1. Nếu tâm bạn an lạc hạnh phúc thì ở nơi nào bạn cũng an lạc hạnh phúc. Khi trí tuệ khai nở trong tâm bạn thì bất kỳ nơi nào bạn nhìn đến cũng đều là chân lý. Chân lý ở khắp mọi nơi, chẳng khác chi một khi đã biết đọc chữ thì ở đâu bạn cũng có thể đọc chữ được.

    Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở một nơi, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng ở mọi nơi. Chẳng có nơi nào bên ngoài làm bạn khó chịu. Nơi khó chịu nằm bên trong bạn.

    (Thiền sư Ajahn Chah)


    2. "Hạnh phúc không phải là trời yên biển lặng, mà là trải qua sóng gió nhưng vẫn đủ trầm tĩnh sáng suốt để chèo chống bình an. 

    Không có sự bình an trong cuộc đời mà chỉ có sự bình an trong tâm hồn bạn. Đừng trách đời, trách người, cũng đừng tự trách mình, điều quan trọng là thấy được chính mình, dù trải qua bao nhiêu gian khó. 

    Hạnh phúc không đến từ cuộc đời, không đến từ người khác, hạnh phúc chỉ nảy nở trong bạn khi bạn biết sống trọn vẹn với chính mình, với những gì mình đang có. Cuộc đời là bài toán khó mà đáp số không tìm thấy trong đó, vì nó chỉ có trong lòng bạn".

    (ST)
    3. Khi bạn dễ dàng an trụ tâm trên đề mục, thì đó là do một trong hai nguyên nhân sau: hoặc do đề mục quá thô rõ, hoặc do chánh niệm của bạn mạnh. Chớ dừng lại tự mãn ở việc quan sát đề mục thô rõ mà thôi. Khi bạn học cách quan sát những đề mục vi tế, nhỏ nhiệm, chánh niệm của bạn sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn.

    (Thiền sư U.Tejania)

    4. Phóng tâm không phải là vấn đề, mà chính thái độ cho rằng không nên có phóng tâm mới là vấn đề cần giải quyết. Đối tượng hay đề mục không quan trọng, cách bạn nhìn nhận và quan sát đề mục mới là quan trọng.
    (Thiền sư U.Tejania)

    5. Khi có người lấy trộm đồ của bạn, đừng cố nói rằng mình chẳng quan tâm, rằng đó là một cách để bố thí cho người. Đó chỉ là một trò lừa đảo của tâm trí. Hãy nhận biết và chấp nhận sự bực bội của bạn đi. Chỉ khi bạn có thể quan sát sự tức giận một cách trực tiếp và thấu hiểu được nó, khi đó bạn mới có thể hoàn toàn dứt bỏ được.

                                                                                                                                     (Thiền sư U.Tejania)


    6. Có ý kiến cho rằng "Khi cho đi chúng ta mới nhận ra được sự dính mắc", vì có những dính mắc hết sức vi tế mà chỉ khi có sự cho đi chúng ta mới phát hiện ra được, Dính mắc có thể kể đến như dính mắc với người và với các đồ vât.

    Thực tế một người có thể cho đi rất nhiều thứ nhưng đôi khi có một thứ lại không thể cho đi được. Chẳng hạn có anh chàng có thể cho đi cả thế giới nhưng có một người anh ta sẽ không bao giờ từ bỏ". Như vậy số lượng vật cho đi không phản ánh sự buông bỏ. Đôi khi một vấn đề, một việc thôi nhưng lại có sự buông bỏ rất mạnh.

    Vấn đề buông bỏ sự dính mắc không nằm ở món đồ ta cho ra hay con người ta từ bỏ, mà vấn đề thuộc về tâm.

    (Sư Chân Tuệ)

    7. Sinh và tử của ta chỉ là một. Bạn không thể có cái này mà chẳng có cái kia. Người ta buồn rầu than khóc khi có ai chết, và vui cười hớn hở khi thấy một đứa trẻ sinh ra đời. Thật si mê và khôi hài làm sao! Nếu muốn khóc, hãy khóc lúc có ai sinh ra. Hãy khóc cái nguyên nhân, khóc cái gốc, vì không sinh ra thì sẽ không chết.

    (Thiền sư Ajahn Chah)

    8. Có những người rất nhiều lần đau khổ nhưng vẫn không học được bài học nào. Họ biết sự đau khổ, cảm giác đau khổ đó nhưng không có được hiểu biết.

    Thất tình, đau khổ cứ lặp đi lặp lại nhưng không có được bài học, tại sao vậy? Vì họ biết thọ khổ nhưng lại dính mắc với thọ lạc. Bằng mọi cách họ gạt bỏ thọ khổ để thay thế bằng thọ lạc. Và đề làm được như thế thì học thay đổi đối tượng. Đó là trò chơi muôn thủa của tâm, từ trước đến nay vẫn luôn như vậy. Họ chỉ muốn thay đổi chứ không có sự hiểu biết ở đó, thay thế thọ này bằng thọ khác.

    Thọ khổ thì dễ thấy, học hỏi từ thọ lạc thì khó khăn hơn nhiều. Chúng ta luôn có xu hướng thay đổi đối tượng để tìm kiếm cảm thọ dễ chịu hơn, gạt bỏ những cảm thọ làm ta cảm thấy khó chịu.

    (Sư Chân Tuệ)

    9. Mọi khoảnh khắc đều là khoảnh khắc thích hợp để hành thiền.

    (Thiền sư U.Tejania)

    10. Có hai loại đau khổ: đau khổ dẫn đến đau khổ hơn và đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ. Đau khổ đầu tiên là chấp giữ những gì ưa thích và chán bỏ những gì không ưa thích. Đau khổ thứ hai là can đảm và theo dõi sự không ngừng thay đổi của cảm giác: hạnh phúc, đau khổ, vui vẻ, buồn chán, vừa lòng, phật ý… Đau khổ này dẫn đến chỗ bình an.

    (Thiền Sư Ajahn Chah)

    Chia sẻ:
    Tags: #Góp nhặt - Suy ngẫm #Thiền Vipassana (Minh Sát)

    cùng chuyên mục

☸ BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    xem thêm

    ☸ Fanpage Budsas.Asia

    Blog Đạo Phật - BuddhaSasana

    Xem nhiều trong tuần

    • Sư Viên Minh: 400 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói Phật giáo
      Sư Viên Minh: 400 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói Phật giáo
      Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật © www.BlogDaoPhat.com Blog Đạo Phật - BuddhaSasana xin phép giới thiệu đến quý vị...
    • "Phật" A di đà không có thật... | Tây phương cực lạc không có thực - Thích Nhật Từ (Video)
      "Phật" A di đà không có thật... | Tây phương cực lạc không có thực - Thích Nhật Từ (Video)
      " Tây Phương Cực Lạc không có thật, niệm Phật không thể thành Phật " Theo TS.TT Thích Nhật Từ, niệm Phật giải thoát là khô...
    • Sự thật về loài hoa Sala thiêng liêng và câu chuyện về Đức Phật
      Sự thật về loài hoa Sala thiêng liêng và câu chuyện về Đức Phật
      Hoa Sala   Rừng cây Sala ở Ấn Độ Tuy Sala phổ biến như thế nhưng đã có sự nhầm lẫn giữa cây Sala và một số loại cây khác Cá...
    • Ứng dụng đọc KINH PHẬT - TAM TẠNG KINH ĐIỂN miễn phí cho Android và iPhone/iPad
      Ứng dụng đọc KINH PHẬT - TAM TẠNG KINH ĐIỂN miễn phí cho Android và iPhone/iPad
      TAM TẠNG KINH ĐIỂN PĀḶI CHỨA ĐỰNG NHỮNG ĐIỀU GẦN GŨI VỚI PHẬT NGÔN NHẤT • Tải về trên android• Kinh Phat - Tam Tang (Off...
    • Người Cư sĩ Phật tử cần học - thực hành và chia sẻ những điều này...
      Người Cư sĩ Phật tử cần học - thực hành và chia sẻ những điều này...
      Vài trò của người cư sĩ tại gia trong Đạo Phật - BuddhaSasana Đức Phật có tâm đại bi với chúng sanh, Ngài thuyết pháp vừa th...

    Quảng cáo

    Liên hệ bảo trợ

    Có thể bạn quan tâm

      Trang chủ
      Hotline: 098 700 5465
      Liên hệ bảo trợ
      RSS
      Lên đầu trang

      Copyright © 2018 Blog Đạo Phật Ngày Nay - BuddhaSasana | CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ


      🔊 Thông báo: WEBSITE ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯA HOÀN THIỆN. QTV SẼ SẮP XẾP CÁC THƯ MỤC VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN TỐI ƯU HƠN KHI CÓ THIẾT BỊ.


      🗂 Trang sử dụng dữ liệu từ các trang bạn, tự biên tập và kinh sách.

      Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về QTV qua địa chỉ email: thachthuanhoa@gmail.com - hoặc www.BlogDaoPhat.com