RỘNG LÒNG TRƯỚC ĐÃ
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin
  • Tổng các bài đăng

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Góp nhặt - Suy ngẫm
  • Phật học cơ bản

RỘNG LÒNG TRƯỚC ĐÃ

Bởi Cittasamādhi JS vào 22 thg 11, 2017
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với X
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả





    Bên Thái Lan, sự tiếp cận đầu tiên của trẻ em với đạo Phật - sau khi đã học các cử chỉ cung kính -  là qua việc bố thí. Ta thấy phụ huynh dắt con mình ra khi có một nhà sư khất thực ngang nhà, họ bồng đứa trẻ lên, và giúp em bé đặt cơm vào bát nhà sư. Dần dần, các em tự động làm việc này, càng lúc càng bớt máy móc, và sau một thời gian các em bắt đầu ưa thích việc bố thí.

    Lúc đầu, niềm vui này có vẻ đi ngược bản năng. Cho đi thì sẽ hạnh phúc, ý niệm này không tự động đến trong tâm trí trẻ thơ. Nhưng với sự thực tập, ta thấy điều ấy đúng. Xét cho cùng: khi cho, ta đặt mình vào vị trí giàu có. Quà tặng là bằng chứng ta có nhiều hơn đủ.

    Đồng thời, nó cho ta ý thức giá trị bản thân. Ta có thể giúp kẻ khác. Hành động cho cũng tạo một cảm giác thông thoáng trong tâm, Đúng rồi, có một cảm giác hạnh phúc, có một cảm giác lành mạnh đến từ việc sống có nguyên tắc, từ việc không phải che đậy bất cứ một sự dối trá nào, từ việc tránh các hành động bất thiện, từ việc có ý thức rằng các hành động bất thiện là bất xứng với mình và chăm chỉ làm việc thiện.

    Rộng rãi cũng được xem như một trong những hình thái Giàu Có Cao Thượng, vì giàu có là gì nếu không phải là thấy mình có nhiều hơn, đủ hơn? Nhiều người nghèo về vật chất, nhưng xét về thái độ họ lại rất giàu. Và nhiều người của cải rất nhiều nhưng lại hết sức nghèo nàn. Những kẻ không bao giờ có đủ: Họ là những người lúc nào cũng cần có an ninh hơn, lúc nào cũng cần có thêm để cất giấu.
    Họ là những người luôn phải xây dựng các tường thành quanh nhà, phải sống trong các khu dân cư có cổng gác vì sợ người ta lấy đi những gì mình tom góp được. Đó là một thứ đời sống nghèo nàn, hạn hẹp.

    Nhưng khi tập mở lòng, ta mới nhận ra rằng ta có thể sống an ổn với ít hơn, và có một niềm hỷ lạc đến trong việc hiến dâng. Chính ngay đó, ta thấy mình giàu có. Ta có nhiều hơn là đủ. Đồng thời, ta phá đi các bức rào cản. Các tương quan tiền bạc tạo ra những rào cản. Tiền trao cháo múc, tức là có một bức rào ngay tại đó. Bằng như nếu ta không trả tiền, vật kia sẽ chẳng vượt rào đến với ta.

    Nhưng với sự hiến tặng không đòi hỏi, bức rào cản được hạ xuống. Ta trở nên một phần quyến thuộc của người kia.  Thanissaro Bhikkhu,
    Nội dung chính
      Tags: Góp nhặt - Suy ngẫm Phật học cơ bản

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • Sự Tích Chôl Chnam Thmây
            Sự Tích Chôl Chnam Thmây
            23 thg 1, 2013

                   Chôl Chnam Thmây tức là "Vào năm mới" của dân tộc Khmer, lễ được diễn ra vào ngày 13, 14 và 15 tháng tư hàng năm và ngày lễ...

          • Chấp nhận mất mát
            Chấp nhận mất mát
            31 thg 3, 2017

            Hỏi: Con đang rất đau khổ, bởi vì vợ chồng con bất hòa. Mấy tháng trước mẹ con vừa mất thì đến nay bố con không muốn sống nữa. Bố con kinh ...

          • Bảng chữ cái Khmer
            Bảng chữ cái Khmer
            26 thg 4, 2013

            BẢNG CHỮ CÁI NGUYÊN ÂM VÀ CHÂN BẢNG CHỮ CÁI PHÂN CHIA THEO NGUYÊN ÂM  GIỌNG "O" VÀ NGUYÊN ÂM  GIỌNG "Ô" NGUYÊN ÂM ĐỘC LẬ...

          • BẢY LOẠI THÁNH NHÂN
            BẢY LOẠI THÁNH NHÂN
            15 thg 4, 2018

            Như chúng ta đã thấy, tất cả các bậc thánh đều có thiền siêu thế kèm theo các đạo, quả chứng của họ. Hơn nữa, ở mỗi trong bốn giai đoạn giải...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Facebook: Thạch Thuận Hòa
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI