• Hotline: 0987 005 465
  • Liên hệ bảo trợ
  • Đăng ký
Blog Đạo Phật - Buddha Sāsana, Phật giáo nguyên thủ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Blog Đạo Phật - Buddha Sāsana, Phật giáo nguyên thủ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Pháp Thoại
  • Buddhist Page

Liên hệ quảng cáo
  • QUAN SÁT MỘT CON NHỆN

    Đăng vào ngày Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018 3:00 CH
    Chia sẻ

    gửi email cho tác giả



    |

    "
    Ta thử quan sát con nhện. Nhện giăng tơ, làm thành một màng lưới, rồi ngồi lại ở giữa, im lìm, bất động. Sau đó, một con ruồi bay đến, đáp lên, và mắc vào lưới nhện. Vừa khi ruồi đụng đến và làm rung chuyển lưới thì “phụp!” nhện phóng nhanh tới và quấn chặt. Ruồi bị giữ lại đó. Nhện quay về trung tâm màng lưới, thâu mình vào, im lặng. Quan sát một con nhện như vậy có thể khai triển trí tuệ. Hệ thống giác quan của ta có cái tâm ở giữa và mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý bao quanh. Khi một giác quan bị khơi động, thí dụ như có hình thể tiếp xúc với mắt, thì nó rung động và chạy đến tâm. Tâm là cái gì hay biết — ở đây là biết hình thể. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho trí tuệ phát sanh. Giản dị như vậy!
     Giống như con nhện trên màng lưới của nó, ta phải giữ mình, thu thúc lục căn. Vừa khi nhện hay biết có ruồi chạm vào lưới, tức thì nó nhanh chóng phóng tới chụp và quấn chặt, rồi quay về trung tâm trở lại. Không có gì khác biệt với tâm ta. “Nhập vào trung tâm” có nghĩa là sống với Chánh Niệm, ghi nhận và hay biết rõ ràng, luôn luôn giác tỉnh, làm tất cả mọi việc một cách thỏa đáng và chính xác — đó là trung tâm của chúng ta. Thật sự không phải làm gì nhiều, chỉ thận trọng sống như vậy. Nhưng nói thế không có nghĩa là chúng ta sống buông lung, không chuyên cần, nghĩ rằng, “không cần thiền tọa hoặc thiền hành”, hay quên đi, gác qua một bên pháp hành. Chúng ta không thể bất cẩn. Phải thận trọng, luôn luôn giác tỉnh, y như con nhện đứng rình để chụp ruồi làm vật thực.
     Ðó là tất cả những gì ta cần phải biết: ngồi lại và suy niệm về con nhện. Chỉ làm thế thôi, trí tuệ có thể tự nhiên phát hiện. Tâm ta giống như con nhện. Những cảm tưởng giống như ruồi, muỗi và những loại côn trùng khác nhau. Tất cả chỉ có bấy nhiêu! Giác quan bao trùm và luôn luôn khơi động tâm. Khi một giác quan tiếp xúc với đối tượng, nó lập tức chạy đến tâm. Tâm quán chiếu, suy xét tận tường rồi nhập trở lại vào trung tâm. Ta sống an trú như vậy — giác tỉnh, hành động chính xác và luôn luôn giữ chánh niệm, hay biết với trí tuệ. Chỉ bấy nhiêu, và pháp hành của ta hoàn thành viên mãn.
     Ðiểm nầy rất quan trọng. Chúng ta không nhất thiết phải ngồi thiền suốt ngày suốt đêm, hay là phải đi kinh hành suốt đêm suốt ngày. Nếu quan niệm pháp hành là vậy ta thật sự tạo khó khăn cho mình. Phải làm điều nào mà mình có thể làm được, lượng sức dẻo dai và năng lực của mình và xử dụng khả năng của cơ thể trong mức độ thích nghi.
     Ðiều rất quan trọng là hiểu biết cái tâm và các giác quan. Thấu hiểu nó đến như thế nào và thấu hiểu nó đi như thế nào. Khởi sanh như thế nào và hoại diệt như thế nào. Hãy thấu hiểu tận tường. Trong ngôn ngữ của Giáo Pháp ta có thể nói rằng giống y như lưới nhện bao bắt ruồi muỗi và những loại côn trùng khác nhau, tâm cột trói giác quan bằng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Rồi những giác quan ấy đi về đâu? Ta giữ nó lại để làm vật thực, tồn trữ nó vào kho để làm chất liệu dinh dưỡng — chất liệu để quán niệm nhằm nuôi dưỡng trí tuệ. Ðó là chất dinh dưỡng đối với người hay biết và thấu hiểu.
     Biết rằng những sự vật ấy là vô thường, dính liền với đau khổ và không có gì gọi là “ta” thì phải là điên cuồng ta mới chạy theo chúng! Nếu không nhận thức rõ ràng như vậy ắt ta phải đau khổ. Khi đãquan sát tận tường và thấy rằng những sự vật ấy quả thật là vô thường thì dầu nó có vẻ như đáng cho ta chạy theo, thật sự nó không đáng. Tại sao ta muốn làm gì trong khi bản chất của nó là đau đớn và sầu khổ? Nó không phải của ta, không có thực chất, không có gì thuộc về của ta. Như vậy tại sao ta chạy theo tìm nó làm gì? Tất cả mọi vấn đề khó khăn đều chấm dứt nơi đây. Còn đâu khác để ta chấm dứt nó?
     Chỉ nhìn rõ con nhện và quay cái nhìn vào bên trong mình, hướng cái nhìn trở lại vào trong. Ta sẽ thấy rằng hai hình ảnh đều giống nhau y hệt. Khi cái tâm đã thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì nó buông bỏ tất cả và tự phóng thích. Nó không còn bám níu vào đau khổ hay hạnh phúc. Ðó là chất liệu dinh dưỡng cho tâm linh người có pháp hành, người thật sự đã tự rèn luyện. Tất cả chỉ có bấy nhiêu, thật giản dị! Ta không cần chạy tìm nơi nào khác. Như vậy bất luận việc gì mà ta đang làm, đặt tâm ở ngay tại đó. Không cần phải rầm rộ và phiền nhiễu. Làm như vậy đà tinh tấn và năng lực của pháp hành sẽ tiếp tục tăng cường và trở nên thuần thục
    "Trích: Hai thực tại - Achanh Chahn

    ---
    Thiền Giữa Đời Thường: Phương pháp Thiền Phật giáo nguyên thủy (Thiền Vipassana)

    Chia sẻ:
    Tags: #Câu chuyện Thiền #Phật học cơ bản

    cùng chuyên mục

☸ BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    xem thêm

    ☸ Fanpage Budsas.Asia

    Blog Đạo Phật - BuddhaSasana

    Xem nhiều trong tuần

    • Sư Viên Minh: 400 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói Phật giáo
      Sư Viên Minh: 400 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói Phật giáo
      Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật © www.BlogDaoPhat.com Blog Đạo Phật - BuddhaSasana xin phép giới thiệu đến quý vị...
    • "Phật" A di đà không có thật... | Tây phương cực lạc không có thực - Thích Nhật Từ (Video)
      "Phật" A di đà không có thật... | Tây phương cực lạc không có thực - Thích Nhật Từ (Video)
      " Tây Phương Cực Lạc không có thật, niệm Phật không thể thành Phật " Theo TS.TT Thích Nhật Từ, niệm Phật giải thoát là khô...
    • Sự thật về loài hoa Sala thiêng liêng và câu chuyện về Đức Phật
      Sự thật về loài hoa Sala thiêng liêng và câu chuyện về Đức Phật
      Hoa Sala   Rừng cây Sala ở Ấn Độ Tuy Sala phổ biến như thế nhưng đã có sự nhầm lẫn giữa cây Sala và một số loại cây khác Cá...
    • Ứng dụng đọc KINH PHẬT - TAM TẠNG KINH ĐIỂN miễn phí cho Android và iPhone/iPad
      Ứng dụng đọc KINH PHẬT - TAM TẠNG KINH ĐIỂN miễn phí cho Android và iPhone/iPad
      TAM TẠNG KINH ĐIỂN PĀḶI CHỨA ĐỰNG NHỮNG ĐIỀU GẦN GŨI VỚI PHẬT NGÔN NHẤT • Tải về trên android• Kinh Phat - Tam Tang (Off...
    • Người Cư sĩ Phật tử cần học - thực hành và chia sẻ những điều này...
      Người Cư sĩ Phật tử cần học - thực hành và chia sẻ những điều này...
      Vài trò của người cư sĩ tại gia trong Đạo Phật - BuddhaSasana Đức Phật có tâm đại bi với chúng sanh, Ngài thuyết pháp vừa th...

    Quảng cáo

    Liên hệ bảo trợ

    Có thể bạn quan tâm

      Trang chủ
      Hotline: 098 700 5465
      Liên hệ bảo trợ
      RSS
      Lên đầu trang

      Copyright © 2018 Blog Đạo Phật Ngày Nay - BuddhaSasana | CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ


      🔊 Thông báo: WEBSITE ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯA HOÀN THIỆN. QTV SẼ SẮP XẾP CÁC THƯ MỤC VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN TỐI ƯU HƠN KHI CÓ THIẾT BỊ.


      🗂 Trang sử dụng dữ liệu từ các trang bạn, tự biên tập và kinh sách.

      Bài vở đóng góp, xin gởi attachment về QTV qua địa chỉ email: thachthuanhoa@gmail.com - hoặc www.BlogDaoPhat.com