ĐIỀU NÊN LÀM
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin
  • Tổng các bài đăng

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Phật học cơ bản

ĐIỀU NÊN LÀM

Bởi Cittasamādhi JS vào 03 thg 5, 2017
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với X
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả




    Chúng ta cùng bắt đầu một ngày tu tập mới tại chùa Kh’me. Tuy rằng một ngày không đủ để hiểu sự thật gốc nhưng điều này vẫn rất cần thiết. Chúng ta cần tham gia các khóa tu một ngày như thế này nhiều hơn nữa. Tôi có các buổi thuyết pháp hay các khóa tu một ngày khắp đất Miến Điện cũng như các nước khác trong rất nhiều năm. Tôi dạy cho những ai mà tôi gặp, ở bất cứ đâu, hay bất cứ nước nào.
    Tình hình chính trị ở Miến Điện (Myanmar) trong 4 năm qua có nhiều sự thay đổi. Do vậy, tôi trở nên khá bận rộn, phải gặp nhiều người và đi rất nhiều nơi. Tôi cố gắng sử dụng mọi người, mọi nơi để làm các thiện pháp. Hiện nay, ở Miến Điện có rất nhiều người quan tâm đến việc làm thiện pháp và hành thiền. Họ đến trung tâm tìm gặp tôi hay để biết thêm về tôi. Ưu tiên nhiều thời gian cho những người mới nên tôi rất bận rộn. Đặc biệt trong ngày nghỉ lễ, rất nhiều người, nhóm thiền viện, đến trung tâm Thabarwa để làm từ thiện. Nếu có ở trung tâm, tôi phải hướng dẫn cách làm việc thiện cho những người mới. Kết quả tốt đẹp này có được là do việc làm phước thiện và hành thiền rất nhiều năm liên tục cho tới bây giờ.
    Thực tế, làm thiện pháp và hành thiền liên quan tới tất cả mọi người và tất cả chúng sinh. Nhưng hầu hết mọi người không hiểu về sự thật, nên họ không làm thiện pháp và hành thiền. Tôi cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách làm thiện pháp và hành thiền tại bất cứ nơi nào tôi đến, với bất kỳ ai mà tôi gặp. Chúng ta càng làm các thiện pháp và hành thiền thì càng trải nghiệm nhiều quả thiện. Ở Việt Nam hay Miến Điện thì cũng đều giống nhau.
    Cách đây 13 năm, tôi bắt đầu giảng dạy dưới vai trò là một vị sư tại Yangon - nơi đa phần mọi người làm kinh doanh, họ không quan tâm nhiều đến làm thiện pháp và hành thiền. Để giải quyết việc này tôi đã lập ra trung tâm thiền đầu tiên ở đường 45. Khi đó, việc thành lập và duy trì một trung tâm thiền rất khó khăn do ảnh hưởng về thiên tai và chính trị bất ổn. Nhưng hiện nay tình hình đang thay đổi một cách tích cực. Ở Miến Điện có nhiều chùa chiền, tu viện và thiền viện. Nhờ làm các thiện pháp và hành thiền liên tục trong một thời gian dài mà tôi cũng lập ra nhiều trung tâm thiền trải dài khắp đất nước.
    Bây giờ chúng ta sẽ ngồi thiền, hướng dẫn của tôi dựa trên những gì chúng ta nên làm, chứ không phải trên những gì tôi muốn quý vị làm. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng làm những điều nên làm, theo cách nên làm. Làm thiện pháp và hành thiền là những việc chúng ta nên làm.
    Chỉ làm mà thôi, làm mà không dính mắc là điều nên làm.
    Để bắt đầu hành thiền, hãy giữ cho đầu và thân được thẳng đừng để trọng lượng cơ thể kéo gục xuống sàn. Thư giãn toàn bộ thân và tâm. Thói quen của chúng ta là luôn cố gồng mình trong bất cứ việc gì mình làm. Hành thiền là công việc liên quan đến tâm chứ không phải là việc hành xác. Dù là ngồi thiền nhưng cũng đừng ép trọng lượng của thân xuống sàn, như vậy cái đau sẽ sinh khởi trên thân. Đừng làm một cách khiên cưỡng, hãy để mọi thứ tự nhiên. Chúng ta luôn làm tiêu hao sức lực của thân và tâm, vì thế hãy xả ly khỏi các yếu tố này. Đừng cố gồng mình lên trong mọi hoạt động, hãy ngồi yên lặng mà không cử động. Điều chỉnh tư thế ngồi cho được thẳng. Ở đây, chúng ta thiền tập thể dưới sự hướng dẫn của Phật, Pháp, Tăng. Hãy dừng lại việc chú ý đến bản thân, đến ham muốn và các thói quen của mình. Làm thiện pháp hay hành thiền cũng chỉ nhằm mục đích là để làm mà thôi, không có sự dính mắc ở đó. Vì vậy, hãy cố gắng xả ly khỏi bản thân, khỏi ham muốn và thói quen của mình.
    Hãy cố gắng hành thiền với người hướng dẫn và các thiền sinh khác. Hãy ngừng việc làm những gì chúng ta muốn làm và quen làm. Làm thiện pháp và hành thiền không phải để cho một người mà cho mỗi người và mọi người. Với sự hiểu biết này, chúng ta hành thiền cho mỗi người và cho mọi người. Chúng ta nên sử dụng hiểu biết đúng trong khi hành thiền. Sự thật của việc hành thiền và làm thiện pháp thì vượt ra khỏi nơi chốn, con người và hoàn cảnh. Đối với tôi, việc làm thiện pháp và hành thiền là cho mọi người, trong mọi lúc, ở mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Không có người nào hay cái gì đang làm thiện pháp, đang hành thiền và cũng không có ai hay cái gì sẽ nhận kết quả. Chỉ có nhân và quả: nhân thiện sẽ cho quả thiện; nhân bất thiện sẽ cho quả bất thiện. Chính vì vậy, chúng ta nên làm thiện pháp và hành thiền cùng với sự hiểu biết đúng. Dù là hành động thiện hay bất thiện cũng đều có bản chất vô thường luôn mới (sinh lên và diệt đi liên tục). Không có tôi, không có bạn, không có của tôi, cũng không có của bạn; không có con người, không có sự vật, chỉ có bản chất vô thường luôn mới. Làm thiện pháp và hành thiền với ý tưởng về tôi, về bạn, về ai đó hay cái gì đó sẽ không bao giờ dẫn đến sự giác ngộ và xả ly. Chỉ có sự hiểu biết đúng trong khi làm các thiện pháp và hành thiền mới dẫn đến sự giác ngộ và xả ly thật sự. Chính vì vậy, chỉ mỗi làm thiện pháp và hành thiền thôi thì không đủ mà cần phải có thêm sự hiểu biết đúng.
    Hướng dẫn hành thiền của tôi gồm 4 bước:
    Bước 1: buông bỏ mọi hoạt động về thân, khẩu, ý với hiểu biết đúng rằng: không có tôi, không có bạn, không có cái gì đó hay ai đó, chỉ có bản chất vô thường luôn mới.
    Bước 2: Tâm cần phải được tách ra khỏi các đối tượng bên ngoài. Có thể chánh niệm trên hơi thở tự nhiên hay bất kỳ đối tượng nào nổi trội nhất trên thân hoặc tâm. Nếu có cái đau hãy chánh niệm trên cái đau đó. Nếu có cảm giác lo lắng, sân hận hay thất vọng cũng hãy chánh niệm trên trạng thái tâm đó. Tâm phải luôn bám sát trên thân mà không chạy ra các đối tượng ở bên ngoài. Như vậy tâm sẽ dần đạt được sự ổn định.  Thói quen của tâm là luôn bắt vào các đối tượng bên ngoài, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi thói quen này. Hãy chánh niệm trên hơi thở tự nhiên hoặc một đối tượng nào nổi trội nhất trên thân. Lúc đầu sẽ có rất nhiều khó khăn làm chúng ta nản lòng, thất vọng. Nhưng hãy tiếp tục thực hành và xả ly khỏi chính cảm xúc đó. Ý nghĩa của việc làm các thiện pháp là chỉ làm mà thôi, không có sự dính mắc, không dính mắc vào bản thân.
    Nếu cảm thấy khó chánh niệm trên hơi thở, vậy hãy thở mạnh một cách có chủ ý và đều đặn. Chúng ta cần phải thực hành lặp đi lặp lại nhiều lần theo cách đó mới có thể trở nên thuần thục.
    Bước 3: Cần buông bỏ tất cả các hành động có chủ ý để có thể hiểu được sự thật gốc: bản chất vô thường luôn mới. Nếu đứng ở phía của sự thật gốc: bản chất vô thường luôn mới thì sẽ không có tôi hay bạn, không có của tôi hay của bạn, không có con người hay sự vật nào cả. Nhìn từ góc độ của sự thật gốc sẽ có ít sự dính mắc. Làm hay thực hành có chủ ý là điều rất tự nhiên với chúng ta. Chúng ta có thể làm việc như vậy nhưng đừng dính mắc vào đó. Việc thực hành này nhằm xả ly khỏi các hoạt động có chủ ý. Chỉ khi nào xả ly được các hoạt động có chủ ý thì chúng ta mới có thể hiểu được tính tự nhiên của bản chất vô thường.
    Bước 4: Xả ly quá khứ, hiện tại và vị lai đã được (tâm) tạo ra. Thời gian thật sự là mỗi khoảnh khắc hiện tại – nó không có giới hạn. Bằng việc sử dụng khoảnh khắc hiện tại, chúng ta xả ly được thời gian của quá khứ, hiện tại, vị lai (do tâm tạo ra). Một giây, một phút, một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, một năm, một đời là có giới hạn, chỉ có khoảnh khắc hiện tại là vô hạn thôi. Để hiểu sự thật gốc cần chấp nhận thời gian ở khoảnh khắc hiện tại và phải xả ly khỏi những giới hạn về thời gian, nơi chốn được tâm tạo ra. Hãy sử dụng thời gian và nơi chốn, đồng thời phải xả ly khỏi thời gian và nơi chốn đó.

    Nghĩ về quá khứ chúng ta có thể thích hay không thích. Nghĩ về tương lai chúng ta có thể hạnh phúc hay lo lắng. Nghĩ đến hiện tại, có thể có gợn gì đó trong tâm chúng ta. Chính vì thế, đừng chìm đắm trong quá khứ hay mơ tưởng đến tương lai, cũng không nên cho rằng những gì xảy ra ở hiện tại là thực tại mà sự thật chỉ có bản chất vô thường luôn mới hay tiến trình sinh diệt xảy ra rất nhanh chóng và tùy thuộc vào khoảng cách hiện tại.
    [21/06/2015] PM
    (Thông dịch: Phật tử Lan Nanika)
    Nội dung chính
      Tags: Phật học cơ bản

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • Sự Tích Chôl Chnam Thmây
            Sự Tích Chôl Chnam Thmây
            23 thg 1, 2013

                   Chôl Chnam Thmây tức là "Vào năm mới" của dân tộc Khmer, lễ được diễn ra vào ngày 13, 14 và 15 tháng tư hàng năm và ngày lễ...

          • Chấp nhận mất mát
            Chấp nhận mất mát
            31 thg 3, 2017

            Hỏi: Con đang rất đau khổ, bởi vì vợ chồng con bất hòa. Mấy tháng trước mẹ con vừa mất thì đến nay bố con không muốn sống nữa. Bố con kinh ...

          • Bảng chữ cái Khmer
            Bảng chữ cái Khmer
            26 thg 4, 2013

            BẢNG CHỮ CÁI NGUYÊN ÂM VÀ CHÂN BẢNG CHỮ CÁI PHÂN CHIA THEO NGUYÊN ÂM  GIỌNG "O" VÀ NGUYÊN ÂM  GIỌNG "Ô" NGUYÊN ÂM ĐỘC LẬ...

          • BẢY LOẠI THÁNH NHÂN
            BẢY LOẠI THÁNH NHÂN
            15 thg 4, 2018

            Như chúng ta đã thấy, tất cả các bậc thánh đều có thiền siêu thế kèm theo các đạo, quả chứng của họ. Hơn nữa, ở mỗi trong bốn giai đoạn giải...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Facebook: Thạch Thuận Hòa
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI