...
Mỗi khi ngồi trước bàn thờ trì tụng, thân tâm tôi như hư không và cũng chính như đang ở ngay trong đạo tràng nghe pháp âm mà chẳng tự còn thấy chính mình có thân nữa, mà thân khắp hư không, tai mắt cũng thế, cùng khắp hư không, không đâu không có tai mắt, còn mọi sắc tướng thấy được trước mắt đều như huyễn, như hóa, xuyên suốt, bao trùm.
Những gì Phật thuyết trong kinh mà trước đây tôi không làm sao hiểu được thì giờ này chẳng có chi là khó tin, khó hiểu cả. Tất thảy những gì Phật thuyết đều là chân lý, là sự thật như chính nó-là. Tất thảy đều chỉ một nó, cái tuyệt đối mà chính mình ngay đó đang-là, nói chẳng thể tới. *Theo sự hiểu biết cạn cợt của mình thì tôi cho rằng toàn bộ bổn kinh Kim-Cang là một đại Công-án Thiền. Hay nói chính xác hơn, đó là một chuỗi dài các Công-án, được mắc xích nhau một cách liền lạc, tuần tựvà thông suốt từ đầu đến cuối, để cấu thành bổn kinh.
Tại sao lại gọi đó là những công án Thiền? Vì đa phần những lời đáp, mà cũng là phương tiện khai mở tuệ nhãn được đức Phật dùng trong đây đều là ngôn ngữ xuất sanh từ cảnh giới giải thoát, vượt quá hạn lượng thấy, nghe, hay, biết của tri thức phàm tình. Muốn khai mở nó, cũng là thâm nhập cảnh giới mà đức Phật muốn mượn ngôn ngữ vượt thoát trong kinh để dẫn dắt, thì hành giả rất cần phải nhờ tới trực giáccủa tự tâm để có thể (đủ điều kiện) tiếp nhận pháp âm ấy, cũng là nương mượn, hoà đồng "một" ánh sáng pháp âm để soi sáng bổn tâm, khám phá tự tánh, chứ tình tưởng, tri thức, giác quan, nghĩ nghị của con người thì không thể với tới, hoàn toàn không có chỗ dính dấp tới nó.
Cho nên, nếu cần phải nói một lời chính xác mà không sợ mắc tội với chư Phật thì kinh này gần như chỉ dành cho những người căn cơ trí tuệ vào hàng Trung-Thượng, phước đức sâu dày, có duyên lớn với Đại thừa chánh pháp. Những người như thế hành trì kinh này ắc thuận lợi hơn, dễ thâu đạt kết quả hơn là những người ở vào hàng Trung, Hạ, ưa thích các pháp Tiểu thừa. Điều này cũng đã được chính đức Phậtlường trước, nên Ngài mới từ bi, ân cần dặn dò trong kinh như một lời cảnh giác cho từng mỗi căn cơ.
Trong kinh, Phật có dạy rằng, chỉ vì phát khởi cho hàng Đại thừa, phát khởi cho hàng Tối thượng thừa nên Ngài mới thuyết kinh này……Kinh này nghĩa lý sâu xa không thể nghĩ bàn, nên công đức cũng vô lượng, vô biên, mà sự quả báo cũng không thể suy lường nổi.
Cho nên, với những người căn trí thấp, ít phước đức, ham thích các pháp Tiểu thừa, một khi nghe kinh này thì thân tâm thường cảm thấy bức rức, nóng nảy, khó chịu, cũng như khó tin, khó hiểu, rồi sanh ra hồ nghi, hủy báng thậm chí bị điên cuồng. Đó là chỗ quả báo không thể nghĩ bàn vậy.
Trong kinh Pháp-Bửu đàn, đức Lục-Tổ Đại-sư cũng đã từng nhiều lần khuyến khích thời nhân, đại ý, những người căn cơ trí tuệ phước đức sâu dày, nên nhứt tâm hành trì kinh Kim-Cang, ắc dễ thấy tánh.
Cho nên, muốn thâm nhập vào cốt tuỷ của những lời dạy trong kinh này, cũng là hoà làm một vào ánh sáng của pháp âm, làm một pháp giới tánh mà những lời kia được tạm mượn làm phương tiện để ám chỉ, thì cũng chỉ có một cách là ngay ấy tự tâm người thính pháp, phải tự dọn dẹp không còn một tạp niệm cấu uếnào, chỉ còn lại một tâm thể rổng rang, một trực giác bẩm sinh mạnh mẽ, để hốt nhiên "đang-là" đồng một ánh sáng pháp âm. Chợt "đang là một" tới chỗ mà đức Phật muốn trỏ về, thì ngay đó mọi việc đều thông suốt, một phần công đức tu hành trong đời cũng được tạm gọi là bước đầu thành tựu. Nỗi cực nhọc của đức Phật trong suốt bốn mươi chín năm thị hiện cõi này để giảng pháp thuở nào, đã được người ấy đền đáp và trả ơn bằng sự bùng vỡ lớp vỏ bọc vô minh để hoà "một" pháp giới tánh, cũng là bộ mặt thật tự dođầu tiên và cuối cùng hiển lộ.
Bằng nếu dùng tình tưởng, tri thức, quan năng của thế trí để biện biệt, lý giải, hay để hiểu biết ngôn ngữ giải thoát của đức Phật trong kinh, thì đó là việc làm không tưởng, chẳng khác gãi ngứa ngoài giày, hay nóiđúng hơn, việc làm ấy cũng chỉ là sự giải ngộ kinh điển về mặt hữu tướng theo ngôn ngữ trói buộc nhị nguyên mà thôi. Đối với ý chỉ của đức Phật muốn trỏ về, thì chỗ này tới đó còn xa thăm thẳm. Hễ đã trực nhận thì ngay đó là thiệt-ta, là pháp giới tuyệt đối chứ chẳng là gì khác. Bằng chẳng phải như thế thì cũng có nghĩa là chưa phải thiệt-ta, còn đối mặt nhơn quả hai đường, còn đến đi không tự chủ.
Với những người căn trí vào hàng bậc Trung có thể phải hành trì và nghiên cứu suốt toàn bộ kinh liên tụctrong nhiều năm, để có thể lần lần thâm nhập yếu lý chứa đựng trong đó. Còn người phước duyên căn trí vào hàng bậc thượng, có thể không cần phải nghiên cứu tất cả các mắc xích ấy mà chỉ cần mượn phương tiện tối thắng của chư Tổ là áp dụng pháp tham công án, để đập bể nát được một mắc xích, thì toàn bộ các mắc xích còn lại trong đây đều sẽ vô dụng, mọi vướng mắc sẽ bị tháo tung, chướng ngại vô minh sẽ bị triệt tiêu tức khắc. Ngay đó, không quá sát na, cái thấy biết chơn thật hiển lộ.
Điều ấy có nghĩa là, những lời dạy của đức Phật xuất sanh từ cảnh giới tự chứng giải thoát, cũng là từng mỗi công án Thiền trong đây, được ví như những chiếc chìa khóa; tuy chúng khác nhau về hình thứcnhưng vẫn có cùng một công năng là đều mở được những cái cữa không cữa của Phật tâm, cũng là pháp phương tiện hy hữu của đức Phật riêng dành cho những người có căn trí tạm mượn để tự khai mở tuệ nhãn. Bất cứ một cái cữa không cữa nào trong đây được mở, cũng là một công án trong đây bị khám phá, cũng là một mắc xích bị tháo tung, thì liền ngay đó kẻ bị trói buộc có được tự do tuyệt đối, thật tướng vạn pháp phô bày; cái biết như thật cũng là tánh biết tuyệt đối hiển hiện, thì ngay đó tự biết thế nào là không lầm nhơn quả.
Tới khi ấy, dù cố tìm lại các vết tích của những mắc xích kia, cũng chẳng còn chi, vì những mắc xích ấy được biết như thật đó là phương tiện giả lập, cũng huyễn hoặc như tất thảy các pháp tướng khác một sát na trước đó mà thôi.
Hành giả khi ấy nên biết rằng, những pháp phương tiện kia dù nhiệm mầu, tuyệt diệu, khó nghĩ, khó bàn đến đâu, cũng cần phải quên ngay chúng đi, cũng tức là bỏ thuyền mà phóng chân để lên bờ vậy. Chỗ này ví như ta đang sống trong chiêm bao, với đầy đủ thất tình lục dục nhưng không phải thật có. Phương tiệnđánh thức ta có thể tuỳ duyên là một tiếng ho bất chợt của một người hay một cái đụng chạm nhẹ của ai đó. Nhờ phương tiện kia mà ta chợt thức tỉnh . Một khi đã tỉnh thức rồi thì ai còn cần phải nắm níu lấy tiếng ho hay cái đụng nhẹ kia nữa, mặc dù nó là thứ hay ho, hy hữu vừa giúp mình thức trực từ giấc ngủ mê ngàn kiếp xa xăm nào.
Chợt tỉnh giác, hành giả liền thấy tự "một" trong hiện thực tuyệt đối, rổng rang, thanh tịnh, không một vật. Hay nói chính xác hơn, thực tại tuyệt đối chính là "thiệt-ta", là chân ngã, không quá khứ, không vị lai, không người, không ta, không đến không đi, không có ý niệm thời gian và không gian, không là gì cả, mà tự trong đây tánh biết biết như thật, tự tánh chơn không rỗng lặng nhưng lại linh diệu, nhiệm mầu, hay sanh các pháp.
"Thiệt-ta" đó chính là cái chỗ nguyên ủy tối thượng "Duy Ngã Độc Tôn" mà đức Phật đã từng chỉ ra cho loài người khi Ngài vừa mới giáng sanh ở cõi này. Thiệt-ta đó, cũng còn gọi là tánh biết, mà hàm linh hữu tình ai ai cũng tự sẵn có, nhưng vì nhiều đời tập nhiễm vô minh che lấp, nên rất hiếm người nhận ra được nó chính thiệt là chơn ngã, là mặt mũi chơn thật chưa từng sanh diệt của mình, nếu không phải bằng sự dẫn dắt tối thắng của Phật pháp.
Thiệt-ta ở đây cũng là bản thể chẳng đến đi của ánh sáng trí huệ, của trí Bát Nhã, cũng là cái thể sáng trong, tròn đầy của nhứt tâm đương niệm, của vô niệm, vô phân biệt, rổng-rang thanh-tịnh, là cái tâm “hư” không một vật, cái tâm không tâm mà diêäu-dụng, cũng là tánh Phật chúng sanh.
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt "biết" như thật vạn pháp trước mắt đều như huyễn như hóa, như có như không, như hư như thật, mà cùng với thân này, chẳng phải một, chẳng phải hai, cũng không phải khác. Cái thân tâm biết động tay, múa chân, nghĩ, suy, nói, nín này với nó, thông lưu, xuyên suốt, ra vào trong nhau vô ngại, mà nói theo lời Phật, cũng là sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc vậy. Tất thảy tướng "sắc sắc không không" ấy đều xuất sanh từ duyên khởitự tánh, từ một tánh sáng uyên nguyên hốt nhiên xảy sanh các pháp, cũng là từ chơn không hốt nhiên lưu xuất thành giả có. Tất thảy các pháp đối trước con mắt biết như thật này, như có như không, như hư như thật, như là hoa đóm trong không.
Với trí sáng Bát nhã, tự biết như thật tất thảy các pháp trước mắt đều do nhân duyên sanh khởi cả. Vì do duyên sanh nên tự thể các pháp không có một tánh riêng nào, không thật có, nên gọi tánh của các pháp ấy là tánh vô tự tánh. Tuy không có tự tánh, nhưng vì do duyên sanh, hễ cứ đủ thời tiết đến duyên thì hội họp mà thành có, dù là huyễn có, nên ta mới gọi các pháp ấy là chẳng phải thật không.
Thế nên, hễ sáng được tánh này thì liền vô chấp, không còn chấp vào nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thân, ý hay sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nữa ….vv, vì tự biết như thật các pháp ấy huyễn sanh, huyễn diệt, đến đi vô thường, kể cả cái thân tâm đang đeo mang này.
Nói trước mắt mà chẳng có mắt, chẳng có tai, chẳng có thân mà vẫn thấy, vẫn nghe, không đâu không hiện hữu. Toàn thể là ánh sáng trí huệ, là Bát-nhã trí vậy.
Có người sẽ thắc mắc hỏi rằng, nếu nói không có thân thì ai nghe, ai thấy?
-Nói không có thân cũng chỉ là một cách nói, bỡi dưới con mắt của trí Bát-nhã, thật thân chính là pháp thân, là duy ngã tuyệt đối, còn cái thân xác phàm tình đang đeo mang kia, dưới con mắt trí huệ vừa khai mở, thì như huyễn như hoá, như hoa đóm trong không, cũng tức là sắc không không sắc, là dụng của thể tánh, mà trong đây thể và dụng dung thông, tánh và tướng tự đồng, như ảnh trong gương, không thể tách rời nếu ta đang còn thấy có cái sống của bản thân. Chỉ ngay đồng một trong đó thì tự rõ.
Có điều, đây là pháp vô vi của đức Phật, nhưng tuỳ ở chỗ năng lực hành trì của từng mỗi người mà vẫn cósự sai biệt, nghĩa là trí huệ tự khai mở của từng ngưới vẫn có chỗ nông sâu khác nhau, khiến nên có chỗ thật chứng cao thấp khác nhau.
Toàn bộ nội dung hỏi, đáp giữa ngài Tu-bồ-đề và đức Phật chứa đựng trong 32 phần của bộ kinh này đều nhắm vào một cái đích duy nhất là tuần tự dẫn dắt người thâm nhập Phật tri-kiến.
Với riêng tôi, bằng sự hiểu biết ngây ngô cạn cợt của mình, như trên đã nói, tôi cho rằng hầu hết những lời vấn đáp trong kinh đều là những công án Thiền, có chung cùng một công năng, một đích đến, một chỗ chỉ, là khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến. Và chỉ cần thấu suốt "như thật" một câu đáp hoặc một bài kệ hoặc một lời dạy nào đó của đức Phật trong kinh mà mình có duyên khai mở, thì liền thấu suốt tất thảy.
Với những người căn trí cao viễn, phúc đức sâu dày, có duyên với Đại thừa chánh pháp Phật, thì chỉ cần đọc hiểu và thông thấu lời Phật đến hết phần "Diệu hạnh vô trụ", tức hết phần thứ tư trong số ba mươi hai phần của toàn bộ kinh, thì cũng đã có thể tự khai mở Phật tâm của mỗi người.
Chủ ý của toàn bộ kinh được chứa đựng trong câu hỏi của Tôn-giả Tu-bồ đề ở phần thứ hai của bộ kinhnày. Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng, xuất phát từ chỗ thấy biết bằng tuệ nhãn của Ngài Tu-Bồ-đề, mà cả đại chúng trong đạo tràng một ngàn hai trăm năm mươi vị không ai có thể thưa hỏi được. Do câu hỏi của Tôn-giả Tu-bồ đề chứa đựng hai phần rõ rệt, nên lời đáp của đức Phật cũng được chia thành hai câu trả lời, là phần 3 và phần 4 của bổn kinh.
Những phần sau đó là tuần tự các mối nghi tiếp diễn liên tục trong lòng của tôn giả Tu-bồ đề được ông đưa ra khải thỉnh, và Phật cũng đã tuần tự giảng rộng thêm ra để cho khắp cả đại chúng dễ nhận biết hơn.
Vì hàng ngày lấy việc tụng kinh Kim-Cang làm niềm diệu lạc riêng cho tự thân, nên những khi tụng xong, ngồi một mình cho thư giãn cơ thể và đầu óc, không có việc gì làm, tôi thường tự vui bằng cách đếm những chữ chứa đựng trong kinh. Đếm đi đến lại không biết bao nhiêu lần, thấy có khoảng trên dưới 5176 lời. Chỉ võn vẹn có bấy nhiêu chữ mà công năng khai mở trí huệ thì không thể nghĩ bàn. Không biết dùng lời nào để có thể tán thán công đức của chư Phật và sự nhiệm mầu của kinh Kim-Cang.
Lại nữa, nên để ý một chút là, toàn bộ kinh văn, bắt đầu từ những chữ đầu kinh "Như thị ngã văn" cho đến những chữ cuối cùng trong kinh "…văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành", được phân chia rõ ràng làm 32 phần nhỏ.
Trong 32 phần đó lại được chia làm hai phần lớn .
Thứ nhất : Phần đầu gồm 16 phần nhỏ, từ phần 1 đến hết phần 16, có tất cả 3004 lời, là những lời dẫn dắt của đức Phật khi được Không-sanh Tu-bồ-đề khải thỉnh Ngài giải nghi, đại ý như có trai lành gái tín nào phát tâm Vô thượng Bồ-đề thì nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục vọng tâm ra sao, và đó cũng là cái ý mấu chốt có liên quan một cách trực tiếp hay gián tiếp đến tất cả các phần khác của toàn bộ kinh.
Trong 16 phần này của kinh văn, với người căn trí cao viễn, phước đức sâu dày thì chỉ cần đọc và hiểu (dĩ nhiên là giải ngộ bằng trực giác) đến hết phần 4 thì đã có thể nhận ra được ý chỉ của đức Phật rồi.
Thứ hai : Phần sau cũng gồm 16 phần nhỏ, từ phần 17 đến hết phần 32, có khoảng 2172 lời, vẫn là những lời dẫn dắt, phương tiện diễn giải ngày càng rộng thêm của đức Phật khi được Không-sanh Tu-bồ-đề lập lại câu hỏi đầu tiên như ở đầu bộ kinh, là như có trai lành gái tín nào phát tâm Vô thượng Bồ-đề thì nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục vọng tâm ra sao?
Với tôi, thời gian một hai năm đầu đến với kinh Kim-cang, có cảm giác toàn bộ bổn kinh giống như là một khối kim cương ròng, to lớn, uy nghi, kiên cố, trong suốt, rắn chắc, đặc kín, liền lạc, không một kẽ hở, không một dấu vết để có thể thâm nhập, mà nói theo ngôn ngữ nhà Thiền, giống như con muỗi chích trâu sắc vậy.
Việc tụng đọc ấy cũng là cách nhìn thẳng vào tâm mình để tự mày mò phá nát vỏ bọc kiên cố của vô minhđể khám phá mảnh tâm Kim-cang của chính mình cũng không khác .
Mà thật ra, cái thời gian khó khăn ban đầu trong việc tìm hiểu ý kinh có lẽ chẳng phải chỉ riêng tôi mà có thể là rất nhiều người cũng có cái tâm lý e ngại, bất lực hay chán nản .
Sau một thời gian nỗ lực hành trì, toàn bộ bổn kinh được coi như là một khối hình tháp, được xây dựngbằng 5176 viên kim cương, lắp ráp khít khao với nhau một cách chặt chẽ, liền lạc, không một khe hở nhỏ nhất để một con người có tri thức bình thường có thể nhận ra được một điểm yếu nào đó hầu thâm nhập, khám phá nó. Mãi về sau này tôi mới biết được rằng, cần phải có một sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi, không gì có thể làm nao núng được cái tâm cầu đạo, cũng như đương nhiên phải sẵn có chút trí tuệ và phúc đức thì mới được gọi là đủ duyên tụ hội để khám phá nó.
Theo cách nhìn của tôi, cái tháp kim cương ấy có hai phần chính, mỗi phần chính lại được 16 phần nhỏ cấu thành, phần nền móng cơ bản được xây dựng bằng 467 viên kim cang một cách kiên cố, cũng là 416 lời vàng. Nếu khám phá được cái cữa vào không cữa từ cái nền móng ban đầu này, thì liền thâm nhập vào sự nhiệm mầu vi diệu của toàn cả khối tháp kim cang, cũng là khám phá bổn tâm tự tánh của mình vậy.
Tôi đã coi việc hành trì kinh Kim-cang là niềm diệu lạc của tâm mình. Bỡi vậy, ngày nào không một lần trì tụng hoặc chí ít không lẩm nhẩm một vài công án trong kinh, là cảm thấy như tự rời lìa chính mình một cách xa vời, sâu thẳm, tự đẩy mình đến một thực tại trong cảnh giới của tử sanh, não phiền và đầy đau khổ.
Xin nhắc lại một lần nữa, là với những người căn cơ trí tuệ, phúùc đức sâu dày, chỉ cần đọc và thông suốtý nghĩa 467 chữ đầu tiên của bộ kinh, là đã có thể tỏ ngộ bổn tâm, tỏ bổn tánh rồi. Còn những người căn trí và phúc đức thấp kém hơn một chút thì phải cần nghiên cứu đến phần 16, hoặc thậm chí phải học hỏi, trì mài đến trọn 32 phần của bộ kinh thì mới có thể sáng tỏ đệ nhất nghĩa.
Như tôi đã nói ở trên, vì cho rằng những lời dạy của đức Phật cũng như những lời đáp thấu lý của Không-sanh Tu bồ-đề trong kinh như là những công án Thiền, nên trong thời gian hành-trì Kim-Cang, tôi khuyên hành giả hãy nên tự chọn cho mình một câu đức Phật đã dạy mà mình khởi nghi sâu nặng nhất, rồi dùng câu ấy để làm một công-án Thiền, làm mối kết nghi cho mình tham hỏi. Ban đêm trì tụng Kim-Cang, ban ngày và mọi thời khắc còn lại không kể lúc ngủ mê, lúc nào cũng nên tham, nên hỏi. Lâu ngày chầy tháng, mối nghi mà ta đang đánh quần với nó thành một khối trước mắt, các vọng tưởng, vọng động, phân biệtcủa thế gian, lần lần bị đẩy lùi, bị xua tan, bị quên lảng; cái mà ta gọi là tâm-trí, cũng là sự hiểu biết theo thế trí, hay hơn nữa là của những người học cao, được gọi là thế trí biện thông, sẽ lần lần cạn kiệt, cùn mòn, lu mờ và đến một lúc nào đó gặp duyên chín mùi thì khối nghi tình kia bể nát, cháy tiêu không lưu dấu. Ngay đó tự tâm thoắt mở, tự tánh phô bày, sáng suốt thanh-tịnh, tự hiểu tự biết, nói không thể tới.
Đến lúc ấy tự biết thế nào là vô sự, chẳng đến chẳng đi mà hiện hữu cùng khắp, chẳng còn việc gì có thể gọi là công việc nữa, bỡi tự nhận rõ như thật mọi pháp cũng như mọi động dụng hàng ngày của mình đều từ trong cái bất động thanh tịnh, diệu mầu kia xuất sanh.
Đến lúc ấy tự biết rõ gì khách, gì chủ không còn lẫn lộn để không còn đánh mất tự chủ, đến đi an nhiên tự tại ngay giữa cái sống và cái chết. Đến lúc đó tự chiêm-nghiệm và nhận ra một cách rõ ràng, biết như thật"thật ta" của cái kẻ đang đi, đứng, nằm ngồi, nghĩ suy, nói nín, động tay, lắc đầu, máy mắt kia mà từ lúc cha mẹ sanh ra tự nhận là ta, thì nó là gì? Đến chổ này liền tự biết thế nào là Bát nhã trí, thế nào là cái thấy của con mắt Bát nhã. Gọi là Bát-nhã mà thật chẳng có một tướng nào là Bát nhã; chỉ vì cần có cái để gọi nên mới tạm đặt giả danh Bát-nhã, là phương tiện tạm mượn của thế gian khiến tri thức miệng mồm có thể nương mượn đó mà suy hiểu, chứ Bát nhã cũng chính thật là cái chỗ "một" tuyệt đối vừa khai mở đó, cùng "thật ta" không phải hai, cũng chẳng phải khác.
Đến chỗ này thì từ tâm bộc khởi, thương khắp chúng sanh, vì tự biết như thật, tự tánh của tất thảy các pháp tướng đều như ta trong chỗ "một" tuyệt đối. Nói chỗ cũng chỉ là một cách nói, chứ không có một tướng chỗ nào cả. Tạm gọi là chỗ cũng là sự chỉ, trỏ vào ánh sáng vô biên, vô hạn lượng của tự tâm.
Đây là pháp Tham công-án, thoại đầu của chư vị Tổ-sư. Cho nên khi muốn thực hành pháp nầy, hành giảcần phải có bậc Thiện-tri-thức hướng dẫn, dìu dắt, để mọi diễn biến tâm-linh được vị Thầy trực tiếp theodõi và kiểm soát chặt chẽ kẻo dễ bị lạc lối. Vị Thầy phải là bậc đã đắc pháp này. Dù rằng thành quả của việc tu hành là do ý chí phấn đấu và nỗ lực tự thân của hành giả, nhưng trong pháp tu này, chính vị Thầy, bậc Thiện-tri-thức trực tiếp hướng dẫn mới là người tỏ rõ các diễn biến tâm linh của học trò. Vị thầy thường theo dõi và chỉ bảo giúp trò, khiến cái nghi của trò ngày thêm lớn, đến lúc người trò tham thiền miên mật, đến độ thế trí mịt mờ, công hạnh tròn trịa, thì người thầy sẽ có những tác động khai mở đúng lúckhiến trò phải tự tìm cái sống ngay trong cái chết, cũng là tự phá để thoát. Một khi tự phá nát vô minh mà thoát ra thì nhìn lại chẳng còn một vết tích nào của cái nghi ở sát na trước đó, vô minh cũng không còn, ngay ấy, cảnh trí phơi bày, chẳng gì che dấu, thí như người đui mù từ lúc cha mẹ mới sanh nay chợt được sáng, thấy mọi cảnh sắc trước mắt .
Với chúng tôi giờ này không biết dùng câu gì, lời gì cao quí nhất, hy hữu nhất để có thể tán-thán công đứcPhật, công đức chư Tổ, cùng sự vi-diệu không thể nghĩ bàn của Kim-Cang-Kinh và các pháp tham thiềncông án.
Và đối với công đức vô-lượng của Pháp-sư kính mến đã hết lòng chỉ dạy cho tôi, cũng như ân đức của Bổn-sư đã dìu dắt tôi trong những ngày đầu tiên học Phật, tôi chỉ biết thể hiện lòng từ bi của các Ngài thương xót hết thảy chúng sanh trong đó có tôi, mà viết lên những trang chữ này. Để nếu ai đó có được duyên lành, tự-tin và thâm tín các pháp này một cách không gì lay chuyển nổi, ắc được vững bước trên con đường cầu đạo, tu-hành có kết quả, thì đó cũng là một chút báo đáp ơn sâu của tôi đối với các Thầy trong muôn một.
Chúng tôi xin có một dấu ngoặc ở đây. Vì lòng từ thương xót chúng sanh mà đấng Thế-tôn đã phát minh những phương-tiện thiện xảo để cứu độ. Phật pháp có những tám vạn bốn ngàn Pháp-môn để đối trị ngần ấy trần lao, ràng buộc, khổ-đau của thế-gian. Không một pháp nào được gọi là hay hơn, hoặc dở hơn, mà mỗi pháp tuỳ duyên ứng-hợp với từng căn-cơ, phước đức của mỗi người.
Thế nên khi viết ra, nói ra những lời này, không phải thấy chúng tôi tán-thán công-đức Phật và sự vi-diệu không thể nghĩ bàn của Kim-Cang kinh cũng như pháp Tham Công-án của chư Tổ sư, mà người đọc nhận lầm, cho là người viết đề cao Kim-Cang Kinh là nhất, hoặc chỉ có trì Kim-Cang kinh và thật hành phápTham Thoại đầu, Công-án Thiền thì mới có công đức, mới kiến tánh, mới vô-sự, mới giải-thoát, mới là nhất. Người viết hoàn toàn không có ý ấy. Xin chớ nhận lầm ý của người viết.
Đức Phật là bậc Y-Vương. Chúng sanh đều toàn là kẻ bệnh, không bệnh nhẹ thì là bệnh nặng. Không một bệnh nào giống bệnh nào, cũng như chẳng có một món thuốc, hay đơn thuốc nào giống hệt nhau. Thế nên tùy từng bệnh nặng nhẹ, lâu mau mà thuốc có sự gia-giảm, cường nhược; tùy bệnh mà có lúc phải dùng thuốc hạ nhiệt, đôi khi phải kê đơn giảm hàn. Phật pháp cũng như thế, chẳng khác.
Tuỳ căn cơ, phước đức, nghiệp lực nông sâu, nặng nhẹ của từng người mà Thế-tôn đã phát minh ra những tám vạn pháp môn tương-ứng để đối trị. Tất-cả các món thuốc của bậc Y-Vương và các đệ tử đắc pháp của Ngài đều hay, đều mầu nhiệm cho từng loại bệnh, nhưng lành bệnh hay không lại còn tùy con bệnh có thật sự muốn mình lành bệnh hay không, có chịu kiên-trì dùng thuốc đúng bệnh của mình hay không là một lẽ khác. Xin hãy cẩn thận, chớ nhận lầm mà mua giây tự buộc vậy.
Bỡi Phật-pháp thì có vô vàn pháp môn, thí như có tám vạn bốn ngàn chiếc chìa khoá, nhưng tất cả cũng chỉ dùng để mở có mỗi một cánh cữa là “không-môn” của tự Phật. Bất cứ một chìa khóa nào ứng hợp với căn-duyên của một người nào đó, khi chợt mở được cái cữa “không cữa” này thì nhìn lại tất-cả đều triệt tiêu, vì những chìa khóa đó đều chỉ là phương-tiện và chẳng còn cần thiết nữa. Có chăng cũng lại chỉ dùng làm phương tiện khai mở cho từng căn-cơ, duyên-nghiệp của những người đi sau chúng ta mà thôi.
III. Hãy Biết Buông Thân.
Trong thời gian hành trì kinh Kim-Cang, ngoài hai thời sớm khuya chuông mõ, hành giả còn có thể lấy bất cứ một câu nói nào của Đức Phật hoặc của Ngài Không-Sanh trong kinh mà mình cảm thấy hay, thấy ưa thích nhưng không kém phần khúc mắc như :
• Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như-lai.
• Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhưực kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như-lai.
• Ly nhứt thiết tướng tức danh chư Phật.
• Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.
• Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp.
• Như lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ cố danh Như-lai.
• Như lai thuyết đệ nhứt Ba-la-mật, tức phi đệ nhứt Ba-la-mật, thị danh đệ nhứt Ba-la-mật. vv…và vv. ..
để mà tham hỏi như tham công án.
Ngoài lúc hành trì kinh Kim-Cang, hành-giả nên tự tham hỏi một trong những câu tương tự như vậy trong kinh. Hỏi ngày, hỏi đêm cho đến khi tâm trí cùn mòn, cạn kiệt, đến táng thân mất mạng cũng chẳng kể thân mình; đồng thời cũng chẳng cần quan tâm gì đến sự dèm pha, nhạo báng, chê trách của người khác; cứ nhứt tâm quyết chí xông lên phía trước mà hỏi. Cứ làm mỗi một việc là chăm bẳm tự hỏi, không rời lìa nó . Nếu ai đủ kiên tâm bền chí và đặt tin tưởng mà hành trì pháp này, thì cũng có lúc cái khối nghi kia sẽ bể nát, mà cũng chính là bể nát cái lớp bỏ bọc vô minh lâu đời lâu kiếp của tự thân. Một khi vô minh đã triệt tiêu, cũng tức là ngay đó sáng tỏ tự tánh, liền biết như thật toàn bộ các “công án” trong kinh, tức những lời Phật dạy đều là phương tiện giả lập mà chỉ có trí huệ Phật mới có thể làm được. Tới đó dòm lại các Pháp cũng chẳng còn, tất thảy cháy tiêu không lưu dấu tích. Đó chính là chỗ thậm thâm vi-diệu của Phật phápvậy.
Theo tôi, do chúng sanh tập nhiễm vô minh quá sâu dày, nên tánh biết nguyên uỷ của tự thân bị che lấp. Bên ngoài thì các căn chạy theo sắc trần để thỗ mãn tham dục, bên trong thì vọng khởi tình tưởng, khiến tự thân ngày càng xa lìa bản thể chơn thật của mình. Pháp tham công án, thoại đầu của chư Tổ-sư có công năng làm mài cùn thế trí, cũng là cái biết lầm của tâm vọng, đồng thời giữ cho tâm kết buộc vào khối nghi, để khỏi phải lăng xăng, vọng động. Đến lúc tròn duyên, cũng là công đức thành tựu, khối nghi bể nát, cũng là chính mình tự phá nát vô minh mà tỏ ngộ bản thể nguyên uỷ.
Chợt sáng bổn tâm, tỏ bổn tánh thì liền thấy rằng, trong kinh đức Phật đã chỉ thẳng nói thẳng về bổn tánh chơn thật của chúng sanh, nhưng nào chúng ta có nhận ra được đâu, vì thân tâm ta cứ lăng xang chạy theo thanh sắc hình-tướng bằng cái vọng biết nên tự đánh mất chính mình.
Với sự vi diệu của kinh Kim-Cang, ta chỉ có thể thông thấu khi không có tai để nghe mà vẫn nghe, không có mắt để mà thấy, nhưng vẫn thấy rõ ràng, thân chẳng biết đặt ở chỗ nào, không chỗ nương vin, bám víumà vẫn tỏ rõ tất thảy, vì tánh biết thông lưu cùng khắp, nhưng nói không thể tới. Viết đến đây thân tâm tôi xúc động, trào nước mắt.
Một hôm sau khi ngủ trưa dậy, con tôi đưa cho tôi một miếng bánh tráng nướng và một miếng cơm sọ dừa già. Tôi ngồi nhai nhai, thân tâm bất động, nhai hoài mà không hết, vì bánh tráng dày đã cứng mà dừa già thì càng cứng hơn, răng cỏ lại lung lay sệu-sạo.
Bất chợt tôi thấy một con gián ở dưới sàn nhà, bên kẹt cữa, ngay trước tầm mắt, đang gặm một cái cùi khoai sắn. Tôi lặng yên, chăm chú nhìn xem nó ăn như thế nào, trong khi miệng mình vẫn đang nhai nhai một cách vô tư lự.
Nhìn một lúc lâu, tôi bỗng khám phá ra một điều, bất chợt cười phá lên như vỡ cả nhà. Tôi cười mà nước mắt tuông chảy ròng ròng. Tôi mới chợt nhận ra một điều kỳ lạ, thú vị mà lâu nay chưa từng biết.
Con tôi thấy tôi cười lớn, nó hỏi : Ba cười cái gì vậy?
Tôi nói với con tôi :- Nay Ba biết rồi .
Con tôi hỏi lại : - Ba biết cái gì ?
Tôi cười nói với con mà lòng tràn ngập vui sướng: - Ba biết ba đang ăn!.
Con tôi cười : - Ba đang ăn, thì ba phải biết ba đang ăn chứ, có gì lạ đâu?
Tôi trả lời :- Không, từ hơn năm mươi năm nay, bây giờ ba mới thật biết ai ăn.
Con tôi cười buồn rồi bỏ đi. Có lẽ nó nghĩ ba nó đã bị “mát” nặng rồi.
Tôi vói tay gỡ tờ lịch, sẵn bút làm ngay bài thơ bốn câu về con gián ăn khoai, mà sau đó cả nhà tôi, ai đọc cũng tức cười đến chảy nước mắt, nghĩ chắc là ông cụ bị bệnh trầm kha rồi.
Lặng nhìn con gián ăn khoai,
Thế gian cũng vậy, chẳng sai khác nào.
Cũng nhai rồi cũng nuốt vào,
Mấy ai tự biết kẻ nào ăn khoai.
Có lẽ không riêng gì các thành viên trong gia đình tôi mà cả bạn bè tôi nữa, khi đọc bài thơ trên, ai cũng đều khen nó hay như thơ con cóc.
Còn tôi thì thấy một cách rõ ràng, là mọi người trong gia đình cùng đám bạn bè, ai ai cũng đều đui hết, đui mù từ thuở mới sanh.
Trong thời-gian tham công án, tôi không hề xem sách báo, y theo lời dặn của Thầy tôi.
Một hôm tôi tình cờ bắt gặp quyển sách của Thầy, lật lật mấy trang đầu, thấy một công án Thiền, mà trong đó Phật dạy ngoại đạo buông hoa, buông tay, buông thân, mà qua công án này, kẻ ngoại đạo kia hốt nhiênđại ngộ.
Tôi thấy ngồ ngộ mà cũng kỳ kỳ. Làm sao một công án nhỏ, với những lời giản đơn, bình dị như vậy vừa chợt lìa kim khẩu của Thế-tôn, kẻ ngoại đạo kia mới chợt nghe, chưa từng tham, chưa từng hỏi, không dò không xét mà nói ngay đó ngộ đạo được liền thì làm sao mà tôi không cho là kỳ lạ. Tôi lẩm nhẩm thử một tí mà không ngờ thuộc ngay. Công án ấy vô tình ở lại trong tôi.
Một hôm tôi ra thăm Thầy. Sau khi dựng xe, tôi đi tìm Thầy, thấy Thầy đang đứng bất động, xem hoa. Tôi không muốn quấy rầy cái thời khắc êm ả, trống vắng, thanh tịnh của Thầy nên cũng đứng im, ở một khoảng cách xa sau lưng Thầy, thay vì ngắm hoa, tôi lại lặng lẽ nhìn Thầy.
Ngay lúc ấy, câu thoại trong công án Phật dạy ngoại đạo chợt hiện đến trong tôi.
Phật dạy : - Buông hoa xuống,
Ngoại đạo: - Buông hoa.
Phật dạy: - Buông tay xuống
Ngoại đạo : - Buông tay.
Phật dạy: - Buông thân xuống
-…..…Ngoại đạo lừng chừng, không quyết.
Phật dạy tiếp : - Không buông được thì gánh lên .
Ngay đó, trước mắt tôi là Thầy, cũng như trước mắt kẻ ngoại đạo kia là Phật, đúng giữa cái chừng chừng buông và không buông, tôi đã rõ, mọi vật trước mắt bể nát, tháo tung, tất thảy những gì được gọi là "hay, biết,nhớ, nghĩ" chất chứa trong đầu tức khắc cháy tiêu không lưu dấu vết.
Tôi té ngồi xuống đất, cảm giác mình như cây cột đá, một hồi lâu, như trôi chảy, tan lỗng trong cái thể tánhmênh-mang,vắng lặng, vô biên. Mọi vật lăn chuyển trước mắt như huyễn như hoá, như thật như hư, như không như có, kể cả cái thân này cũng như cái bóng mơ hồ. Cái thường định còn lại là tâm thể rộng lớn vô biên, vắng lặng, bất động, trong sáng, không gì dính dấp và cũng không còn lời gì có thể với tới.
Và cũng sau đó một khoảnh khắc, tôi trực nhớ đến câu thoại đầu mà hằng ngày tôi tham, vừa đề khởi lên thì ngay đấy cái mở ra kia cũng không sai không khác cái mà ngoại đạo lừng khừng chợt khi Phật dạy buông thân. Tất thảy đều cùng đem lại một kết quả là pháp giới của tự tâm hiển hiện.
Sau đó tôi đến gặp thầy, trình bày lại diễn biến tâm linh vừa rồi của tôi cho Thầy nghe. Thầy bảo, được rồi, hãy sống với chính nó.
Và từ đó về sau tôi lần lược lấy các công-án của người xưa ra xem, tất cả ngay đó đồng chỉ một cữa vào là cái “cữa tâm không cữa” kia . Vừa chợt đề lên thì ngay đó cái biết của thế triệt tiêu, tánh sáng tuyệt đốibao trùm, xuyên suốt, cũng là chơn tâm hiển hiện.
Sau này tự mày mò nghiên-cứu, chiêm-nghiệm và dò xét bản tâm, tôi mới phát-hiện ra rằng ngoài khẩu giáo và ý giáo mà tôi đã học được ở Thầy mình, tôi đã tỏ được cái mà mình chưa từng tỏ đó là nhờ thân-giáo ở nơi Thầy. Đúng nơi, đúng lúc, cũng là sự hội tụ tròn duyên, khi mà cái buông và không buông kia của ngoại đạo đang lưỡng lự, mê mờ nhìn Phật cũng chính là lúc cái buông, không buông mê-mờ ở nơi tôi trước Thầy, và ngay đó chỉ sát na như kiến bể vụn mà không hề lưu dấu.
Bỡi gặp cơ duyên tốt, Thầy xoay lưng lại xem hoa, tôi được ở trong một khoảnh khắc vắng lặng nhìn Thầy, đang khi tham đến đoạn khúc-mắc nhất của công-án, chính giữa cái buông và không buông kia, mà tất cả những dữ kiện chớp nhoáng ấy đều tụ hội làm một chỉ trong sát na, ở một điểm nhỏ nhất trong mọi điểm, bể nát.
Còn ngược lại, nếu duyên chưa đến thì có lẽ mọi việc sẽ vẫn xảy ra bình thường như mọi ngày khác tôi đến thăm thầy, nghĩa là tôi ra gặp Thầy, uống trà, đàm-đạo, ăn trưa và ra về như tất cả mọi lần trước, không có gì thay đổi.
Và cũng kể từ đó, ngày ngày giờ giờ tôi sống trong tâm thể ấy mà cũng chính là tôi không chỗ chia lìa. Mọi động tác, đi đứng, nói năng của cái thân như huyễn này tôi đều nhận biết thật rõ, tất cả cũng đều từ chỗ thanh-tịnh, trong sáng, bất động diệu dụng kia mà ra. Khi ăn tôi biết tôi đang ăn, khi đi tôi biết tôi đi, khi nói biết nói, nhìn thấy thật rõ mình cùng mọi loài không khác, tuy hình thể chẳng giống nhau nhưng cũng chỉ từ một chỗ uyên-áo, thanh tịnh đó mà xuất sanh. Hay nói cách khác, tất thảy tướng cùng với thân tâm này từ một thể tánh tuyệt đối mà ra.
Nếu nói rằng cái thân tứ đại, ngũ uẩn này dính dấp với nó cũng chẳng thật đúng, mà nói chẳng dính dấp thì cũng chẳng thật đúng, mà phải nói rõ là khi chúng sanh mê mờ vì nghiệp thức vô minh nhân quả che lấp, thì do chẳng tự thấy biết gì ngoài thanh sắc huyễn hoặc nên nói nó chẳng dính dấp; còn khi đã sáng tỏ tánh biết, thì liền biết như thật, tất cả mọi động tác dù vi tế đến đâu cũng từ một nó mà xuất sanh, ra vào đối trong thân này vô ngại, thông suốt.
Thời gian gần đây công việc có rồi rãi, tôi đọc lại các quyển sách của Thầy, cũng như các quyển sách về Thiền-tông, với hàng trăm công án Thiền của người xưa mà quí Thầy xưa nay sưu-tập và bàn tụng. Với tôi, gần như tất cả những lời nói vượt thoát ấy đều mở ra dễ-dàng là chỉ một chỗ đến, tức pháp giới trước mắt, khác với khi xưa là dùng thế trí biện thông để biện biệt, lý giải, suy luận từng lời, từng câu theo kiến giải của ngã chấp để cuối cùng là trật lất, chẳng gì dính-dấp tới nó.
Thì ra những công-án Thiền của chư Tổ không phải để cho chúng ta dùng nó làm thước đo của trí năngphân biệt, thấp cao, khôn ngu, mau chậm, mà ngược lại chỉ là chìa khóa duyên, để cho những người căn cơ, có duyên với pháp này dùng nó để tự mở tâm mình. Mọi công án Thiền, một khi ta dùng cái tâm khôngtâm, vô phân biệt mà nhìn vào, thì cái cữa để cho chúng ta vượt thoát vô minh sẽ dễ dàng triệt tiêu, tự biến mất, mở toang không lưu dấu tích. Bằng ngược lại nếu dùng cái vọng tâm phân biệt, kiến giải kết buộc khái niệm nhị nguyên để mà suy-luận, diễn-giảng chúng, thì thật là vô ích, vì chúng chẳng dính dấp gì đến những thứ ấy, bỡi tự thể chúng hoàn toàn "vô nhiễm" với tất thảy các tướng sanh diệt. Càng lý giải, biện luận công-án Thiền tức cũng có nghĩa là tô bồi, vun đắp vô-minh ngày càng dày thêm cho chính bản thânmình vậy.
Đọc các công án mà tôi cứ tủm tỉm cười một mình hoài. Thì ra chư Tổ toàn nói ra sự chân thật ngay trước mắt mà chúng sanh, cũng như tôi trước đây, lại cứ mò tìm chúng ở trên trời, dưới biển, rồi lập giả thiếtnầy, lý giải nọ lung tung, trong khi cái thật thì sờ sờ dưới mi như mày ngang, mũi dọc. Đó chính là cái khổ của tri kiến, tri giải, của thế trí biện thông kết buộc quá chặt trong nhơn quả vậy. Bỡi nếu công án Thiền mà có thể dùng tâm trí để khai mở được, thì xưa nay những người trí thức, những vị bác học uyên thâm há chẳng phải là đã đắc pháp thành Tổ, thành Phật hết hay sao?
Tinh thần chứa đựng trong các quyển sách mà Thầy tôi đã viết, tuy giản dị nhưng thật uyên áo, nhất là phần Ngữ lục, áp dụng theo Pháp-môn Đốn-giáo của Lục-tổ Huệ-Năng, rất ích lợi cho việc tham học và tu-hành của những người căn trí. Những ngữ lục ngắn gọn nhưng là những cái bẩy sập thật nhạy để dẫn dắt người vào Trung-đạo, vào giải-thoát đạo. Đến giờ này tôi mới thật sự nhận ra điều ấy.
Sở dĩ tôi cười thầm vì thấy được chỗ nhiệm mầu của Phật pháp, vì vui-sướng có được phước duyên gặp các bậc Thiện-tri-thức trong đới này, được dẫn đi trên con đường chơn chánh của đạo pháp, đến cái đích chân-thật, không hề giả dối mà Phật và chư Tổ đã chỉ dạy.
Theo tôi, tất cả những ai trong chúng ta, nếu tự xét có căn trí khá, gặp duyên lành, được các bậc Thiện-tri-thức (đắc pháp) hướng dẫn, chỉ cho biết con đường chơn-chánh, đúng pháp để tu, thật lòng chán ngán, sợ hãi cái khổ của sanh tử, với một quyết tâm không gì lay chuyển nổi, dù tán thân mất mạng cũng chẳng lùi bước, hạ thủ công phu, dùng đao Kim-Cang mà phát, mà chặt, cứ phía trước một lòng xốc tới, tự dẹp sạch gai chông, mở cho mình một con đường ra để tìm về cái hố thẳm không đáy của tự tâm kia, không sớm thì muộn ắc cũng có lúc thành công ngay trong đời nầy.
Nếu tu theo pháp này, hành giả cần phải tự hiểu rằng con đường mà mình sẽ hoặc đang đi này rất chông gai và đầy khó khăn. Chỉ có sự quyết tâm dũng mãnh, bền bỉ và quên thân, tự mình phát đường, dọn sạchchướng ngại bằng chính cái đao sắc bén của Kim-Cang-trí cũng là Bát nhã-trí thì mới phá vỡ nổi cái rừng già thâm u, gai gốc, kiên cố của vô-minh đã có tự bao đời, bao kiếp này.
Tâm lý người tu thường hay ỷ lại vào Thầy, Thầy dẫn dắt tới đâu thì đi tới đó, mà ít khi biết tự mình tìm tòi, phát kiến. Họ đâu biết rằng ánh sáng của Thiện-tri-thức chỉ để soi đường dẫn lối, chứ chẳng thể lôi, chẳng thể kéo mình vào trong đạo, dù chư Tổ có cùng hiện ra cũng đứng mà nhìn. mà phải tự chính chúng ta đơn thương độc mã, nỗ lực dốc chí tự hành, tự thành, tự đập bể nát vô-minh mà từ lâu đời lâu kiếp tập nhiễm, bao phủ chơn tánh. Một khi nhận rõ nó rồi, hành giả chỉ việc thong thả buông tay, sống “chân thật” với chính nó, ngay đấy vô-sự, mất tiêu hết cả cái tâm muốn lìa phàm cầu Thánh, cũng chính là cái sống “Bình-thường là đạo” mà người xưa từng dạy.
Nhân đây tôi cũng muốn có đôi giòng tâm sự chân thành cùng với các bạn đạo thân thiết của chúng ta. Với tầm nhìn hạn hẹp của mình, tôi cho rằng, một cư sĩ tu Phật tại gia như chúng ta, dù hành trì theo pháp mônnào, đốn giáo hay tiệm giáo, là Đại thừa hay Tối thượng thừa, thì con đường giải thoát triệt để cũng có nhiều tầng nấc sâu xa lắm. Nghĩa là, đối với những người tu học theo Tổ sư Thiền chẳng hạn, không phải chỉ nhờ vào duyên phước sâu dày và nỗ lực của tự thân để có thể hốt nhiên thấy tánh là đã có thể tự coi như có thể giải thoát được ngay trong đời này, như phần lý nhập của tôn chỉ Tông Thiền, là "trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật".
Về lý thì đúng thiệt tôn chỉ của Tổ sư là như vậy, nhưng những người tu Phật tại gia ngày nay theo pháp môn tối thượng của Tổ, Phật lại quên mất một điều là, để được lột xác trở thành người thực sự giải thoáthiện tiền, một người có thể thõng tay vào chợ, nghĩa là tự tại đến đi, vượt ngoài nhơn quả, cũng là hiện tiềngiải thoát, thì còn cần phải kinh qua ở cả hai con đường là lý nhập và hạnh nhập.
Cho nên, có lẽ do ngã mạn, cao ngạo nên người ta thường quên mất công đoạn thứ hai vô cùng quan trọng là hạnh nhập, nên chi vừa mới có chút ánh sáng nhờ công phu tu tập (lý nhập), đã vội cho mình là đắc pháp, đã vội sánh mình đồng với chư Tổ không khác. Những ngộ nhận ấy đã khiến không ít người huyênh hoang tuyên bố nào là nhứt thiết pháp không, không ta không người, không tu không chứng, không thánh không phàm, hay không cần biết chay mặn, hoặc giữ gìn cấm giới của nhà Phật gì cả. Những lời như thế là thể hiện sự hiểu biết chưa là gì cả, là cái tâm "chấp không" to lớn, là đang tự dấn bước vào các pháp đoạn diệt, tà kiến mà không tự biết, hoàn toàn khác cái chỗ thấy biết như thật của trí Bát-Nhã.
Vì sao thế? Vì khi nói đến hai chữ hạnh nhập thì ai cũng thấy quá dễ dàng, bỡi nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm. Bằng nếu xét cho thật cặn kẽ thế nào là hạnh nhập như đúng ý nghĩa của nó là, thì mới thấy rằng con đường phía trứơc của chúng ta còn lắm chông gai. Chông gai đó chính là sự giữ mình để sao cho việc hành trì phải thật trọn vẹn bốn đại hạnh mà Tổ-sư đã chỉ cho chúng ta cần phải vượt qua. Bốn hạnh ấy cũng là điều kiện tất yếu để tự giải thoát sanh tử, đó là Tuỳ duyên hạnh, Vô cầu hạnh, Báo oán hạnh và Xứng pháp hạnh vậy.
Nói một cách rõ hơn, thường thường người ta sáng lý nhưng còn ngại sự, nghĩa là lý sự còn ngăn ngại nhau, chưa được dung thông, tương xứng, vào ra hoà hợp làm một. Đây là một cái tật lớn của hầu hết những người có trí tuệ linh lợi, tu Phật tại gia theo Tông-Thiền đốn ngộ, nếu không muốn nói là có cả những vị xuất gia nữa. Bỡi nếu không phải như thế thì ở đâu sản sinh ra những người tự xưng là Trưởng tử Như-lai đắc pháp Thiền của Phật mà lại quay ra huỷ báng chư Tổ, song song với việc bài xích các kinh điểncủa Phật như đã từng xảy ra trong thời gian vừa qua ?.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin nêu ra đây một mẫu đối đáp nhỏ, cũng có thể gọi là một Công-án Thiền của người xưa, có chút dính dấp tới nội dung của bài viết này, khi mà trong đó tôi có đề-cập đến những chữ vô-sự, giải thoát hiện tiền, đến cái tâm hết muốn lìa phàm, mong Thánh, đến cái “bình-thường tâm” tự nhiên như nhiên của các bậc giải-thoát.
Một vị tăng hỏi Thiền-sư Mục-Châu :
- Suốt ngày mặc áo, ăn cơm. Làm sao để khỏi mặc áo, ăn cơm ?
Ngài Mục-Châu đáp : - Cứ mặc aó, ăn cơm .
Vị tăng trả lời : - Bạch thầy, con không hiểu.
Ngài Mục-Châu đáp : - Không hiểu thì cứ mặc áo, ăn cơm.
Có hiểu hay không hiểu, có đạt ngộ hay không đạt ngộ, có là phàm hay thánh thì vẫn cứ phải mặc áo ăn cơm bình thường, không cần gì phải bỏ cơm cháo, lìa áo quần.
Sắc tức không, không tức sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, đó là chân lý muôn thuở, mà từ khởi thủy có chúng sanh và có chúng sanh tâm biết nghĩ nghị xuất hiện, nhẫn đến vô chung, vô cùng, chân lý ấy vẫn luôn bất biến.
Chỉ có năm từ "cứ mặc áo ăn cơm" mà dường như Ngài Mục-Châu đã phơi bày hết gan ruột, không hề dấu giếm một chút gì cái chỗ thật chứng "đắc vô sở đắc" được thành tựu trong suốt cuộc đời tu hành của mình. Ngài đã tự thể hiện ở chính mình và chỉ dạy trực tiếp cho vị tăng kia một cách quá rõ ràng, thế nào là cái tâm giải-thoát hiện tiền, cái tâm dung thông, vô-vi, bình-thường, không lìa phàm, không mong thánh, là trụ tâm vô sở trụ, là thường trụ pháp giới, hoàn toàn đối nghịch với cái tâm "có - không" này nọ trói buộccủa vị tăng. Năm từ ấy là một lời chỉ thẳng ngay tâm, rằng ông hãy cứ sống với cái tâm bình thường vô cầu, vô dục đi, chuyện gì phải mong cầu này nọ để khỏùi phải uống nước ăn cơm, cũng là việc làm chẳng thông lý sự chút nào, mà ý tưởng đó vừa chợt khởi trong tâm ông cũng là như tên bắn trói buộc ông vào tử sanh nhơn quả.
Lúc nào cũng “Cứ mặc áo ăn cơm ” một cách bình thường. Nếu tinh mắt một chút, chúng ta nhận ra ngay, mê ngộ chẳng có hai đường, mà chỉ một cái láy nhỏ trong chỗ thấy biết trước mỏ ác sẽ làm thay đổi tất cả, từ bản thân đếán sơn hà vũ trụ.
Hãy liên tưởng tới sự trói buộc của chúng sanh vào nhị nguyên nhơn quả, chẳng khác cánh cữa dính mắc vào cái bản-lề. Cái bản lề không cho cánh cữa được tự do vượt thoát khỏi sự trói buộc của nó, mà chỉ phải vận động theo hai chiều của đóng hoặc mở, của sáng hoặc tối, có hoặc không, phải hoặc trái, ít hoặc nhiều, phàm hoặc thánh vv…và vv. Lẽ nhơn quả cũng trói buộc chúng sanh như thế. Hễ không sáng thì tối, không sướng thì khổ, không phải thì trái, ….cho đến vô cùng vô tận. Chỉ khi nào tự vượt thoát được trói buộc đó, thì liền thăng hoa, giải thoát.