Hạnh phúc tự thân
  • Hotline: 0987 005 4**
  • Thiền sư Kim Triệu
  • Ajahn Chah
  • Here & Now
  • Sitemap
Here & Now - Phật Pháp, Đạo Phật - CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
  • Nhóm Pháp Âm
  • Label tag 2
  • Label tag 3
  • Label tag 4
  • Trích đoạn Phật giáo
  • Pháp ngữ
  • Hỏi đáp Phật Pháp
  • Thiền Phật giáo
BLOG ĐẠO PHẬT
  • Khippapañño
  • Here & Now
  • Ajahn Chah
  • Groups PHÁP ÂM
  • Admin
  • Tổng các bài đăng

Liên hệ quảng cáo
Fanpage Here & Now



  • Trang chủ
  • Phật học cơ bản

Hạnh phúc tự thân

Bởi Cittasamādhi JS vào 01 thg 6, 2018
Chia sẻ
  • Sao chép liên kết
  • Chia sẻ với Facebook
  • Chia sẻ với X
  • Chia sẻ với Pinterest
  • Email
  • Chia sẻ với Linkedin
  • Gửi bài qua Email

gửi email cho tác giả




    1. “Tất cả chỉ là phương tiện để đi đến mục đích là 1 cuộc sống bình an, hạnh phúc. Đừng nhầm lẫn phương tiện với mục đích.”

    Đây là câu thầy khuyên khi tôi hỏi ý kiến thầy về tác động của chế độ ăn lên việc thực hành chánh niệm. Cứ ngỡ thầy sẽ giảng cho 1 bài về năng lượng của thực phẩm trong động vật và thực vật khác nhau như thế nào, hay sự khác biệt trong chế độ của các tôn giáo...Ai dè thầy chỉ nói rất ngắn gọn. Điều đó khiến tôi tỉnh ra phần nào, bỏ hẳn được việc bám chấp vào 1 chế độ ăn: dù là ăn chay, ăn thuần chay, ăn thực dưỡng... và để nó nối dài cái tôi của mình. Điều này thực sự khiến tôi nhẹ nhõm và linh hoạt trong cuộc hành trình.



    2. "Ở 1 thái cực có rất nhiều người dính mắc vào việc ăn ngon mặc đẹp; nhưng ở 1 thái cực khác cũng có những người dính mắc vào việc mình là người sống lành sạch, tự làm được sản phẩm tự nhiên, mình giản dị hơn những người kia, hay những điều tương tự. Tất cả đều là dính mắc và làm phình lên cái tôi của mỗi người".

    Điều này thầy nói khi tôi khoe về căn nhà mình mới xây thân thiện môi trường như thế nào, mình đang tự tay làm hết mọi thứ...May mắn cho tôi là chưa kịp kiêu đã được nghe hồi chuông cảnh tỉnh của thầy. Sau đó trên cuộc hành trình, tôi có gặp một vài người ở cực thứ hai. Họ tự hào về những sản phẩm tự nhiên của mình đến mức nhận xét về một người thầy khác của tôi là "ngu dốt" (nhưng tôi chỉ hỏi họ vì sao họ nghĩ thế, chứ không phản ứng), rồi nói về người này người khác cũng chỉ như 1 cuộc phân loại hai bên: người hiểu sản phẩm của họ và không hiểu sản phẩm của họ...Tôi không chê trách họ, mà chỉ nhìn họ như một hình ảnh phản chiếu của chính bản thân mình, nếu như tôi không gặp được thầy.



    3. "Ở đời đừng có sure 100% về điều gì cả. Sách vở có thể làm hại mình, khiến mình nghĩ rằng đã hiểu biết lắm. Hầu hết những điều ta nói là lặp lại lời của người khác ấy mà": Trái với những lời khuyên thông thường về việc phải đọc sách nhiều vào, thì thầy tôi không thực sự khuyến khích. Sách vở cũng như thức ăn, nếu như cứ ráng sức nhồi vào vì nghĩ là đồ bổ rồi cuối cùng đâm ra tiêu hoá không được, lại thành độc hại trong đầu. Tôi nhớ về một vài trường hợp đọc sách quá nhiều, nghĩ rằng đó đều là kiến thức của mình cả, nên rất thích giảng giải cho người khác. Một số người có thể hâm mộ vì thấy người đấy nói hay, nhưng số khác chỉ thấy một con vẹt mà thôi.



    4. "Không ai có thể làm hại con nếu con không cho phép."

    Câu này thầy nói trong một buổi chiều gà gáy inh tai, và tôi có ý than phiền về việc ở những khu thanh vắng nhất của Đà Lạt dạo gần đây cũng toàn tiếng karaoke của du khách. Thầy nói chỗ thầy ở bây giờ cũng ồn hơn hẳn xưa, trời lại rất nắng nóng, nhưng thầy thấy ok. Nếu như cứ phản ứng ngay với các kích thích bên ngoài, thì sẽ thấy cả thế giới như đang ám hại mình. Nhưng nếu như có thể điềm nhiên mà quan sát thân-tâm mình trước những kích thích đó, thì sẽ thấy điều mình như một phần hài hoà cùng thế giới lớn hơn.



    5. " Con chính là một start-up đã gọi vốn thành công. Việc của con là đầu tư đúng chỗ thôi.": Thầy nói tôi có nhiều thuận lợi như tuổi trẻ, sức khoẻ, không ràng buộc gia đình, hay cái nhìn còn trong sáng...vì vậy trong vòng 5-7 năm tới trước khi bước qua tuổi ba mươi mấy, tôi có thể tạo cho mình một "cái khuôn" con người thật tốt. Bằng việc thực hành chánh niệm sao cho thật tinh tấn. Thầy chỉ vào cái đèn ngay bên cạnh mà nói, còn những người tầm ba mươi lăm đổ lên đã cố định cái khuôn đấy rồi. Có cố sức thay đổi là rất khó, cái đèn không thể thành cái đĩa được. Nếu muốn, phải chấp nhận nhiều đau đớn.

      Sưu Tầm
    Nội dung chính
      Tags: Phật học cơ bản

      Cùng chuyên mục

        Tin mới

          Đọc nhiều

          • Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            Ăn chay ăn mặn hay tu theo Phật? - Tâm Định
            05 thg 11, 2018

            Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong...

          • Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            Thầy Viên Minh: 427 pháp thoại (mp3) trong các khóa Thiền Vipassanā & Sách nói
            12 thg 10, 2018

            ☸  Theo dõi budsas.asia trên Fanpage Here & Now , nhóm  THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG , web  Phapamnguyenthuy.org .    ❗  Chờ vài giây, sau ...

          • SAU 30 NĂM TU HỌC TRỤ TRÌ LINH QUY PHÁP ẤN CÔNG BỐ SỰ THẬT VỀ PHẬT GIÁO - TT. THÍCH MINH THÀNH
            SAU 30 NĂM TU HỌC TRỤ TRÌ LINH QUY PHÁP ẤN CÔNG BỐ SỰ THẬT VỀ PHẬT GIÁO - TT. THÍCH MINH THÀNH
            09 thg 10, 2018

            TT. Thích Minh Thành nói rằng chỉ nương tựa vào kinh tạng Nikaya và tu tập Tứ niệm xứ mới giúp chúng sanh giác ngộ gia...

          • Cách phát nguyện cho được thành tựu như ý...
            Cách phát nguyện cho được thành tựu như ý...
            25 thg 11, 2018

            Hôm nay tôi xin viết ra bài viết phương pháp ước nguyện cho được như ý muốn mà hằng ngày tôi đang thực hành để chia sẻ đến nhữ...

          • Tứ niệm xứ câu chuyện của Paṭācārā.
            Tứ niệm xứ câu chuyện của Paṭācārā.
            12 thg 9, 2019

            Bấy giờ tình cờ cha mẹ cô đã hứa gả cô cho một người thanh niên nọ ngang hàng về địa vị xã hội với cô, và cuối cùng họ ấn định ngày cướ...

          • Chùa Xoài Xiêm Mới
            Chùa Xoài Xiêm Mới
            02 thg 1, 2013

                                                                        វត្ត ពោធិព្រឹកគិរីវង្សារាម                                                      ...

          Có thể bạn quan tâm

            Buddha
            Here & Now
            Trang chủ
            Hotline: 0987 005 4**
            Liên hệ góp ý
            RSS
            Lên đầu trang


            Here & Now



            DÂN TỘC & ĐẠO PHÁP

            © 2018 - 2019 www.budsas.asia

            Địa chỉ: Here & Now
            Facebook: Thạch Thuận Hòa
            Email: thachthuanhoa@gmail.com
            NÔI DUNG TRÊN TRANG NÀY ĐƯỢC SƯU TẦM TỪ NHIỀU NƠI. THÀNH THẬT XIN LỖI NẾU CÓ SỰ VI PHẠM BẢN QUYỀN. XIN BÁO CHO CHÚNG TÔI ĐỂ GỠ BÀI