Mùa Vesak: Giới thiệu vài vị thiền sư tiêu biểu và các dòng tu
Nhân dịp mùa Vesak, con xin phép chia sẻ đến mọi người các trung tâm thiền tại Việt Nam, và giới thiệu vài vị tu sĩ tiêu biểu của các dòng tu thiền trong Phật giáo.
I. Trung tâm có các khóa Thiền và tu học
Các khóa thiền Vipassanā tại Củ Chi, tại TX Ngọc Thành (SG) & Sóc sơn (HN)
Mail: info@vn.dhamma.org.
http://www.vn.dhamma.org/category/khoa-thien/vietnam
Email: lieutanhvk@gmail.com
Điện Thoại: 093 743 2031
Đ/c: số 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Sài Gòn.
Liên hệ: 0276.3892.911 – 0965.79.55.89
Email: chonnhu2@gmail.com
https://tuvienchonnhu.net
Đ/c: số 4 đường Chùa Am, ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Các bạn có thể về thăm tự do, mang cmnd để ở lại nếu muốn.
Liên hệ: 01228 697 281 (Sư Khoa)
Mail: doilagiang@gmail.com
thienvienphuocson.com
Đ/c: 368 Suối Tân Cang, Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai.
Liên hệ: 0129 5569 123
Email: phapdangthientue@gmail.com
phapdangthientue.com
Đ/c: Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Đồng Nai.
Email: thiengiuadoithuong@gmail.com
thiengiuadoithuong.org
fb.com/thiengiuadoithuong
Đ/c: Chùa Đức Hòa, Thôn Bến, Đức Hòa, Sóc Sơn, Hà Nội.
Email: trungtamthienngocdang@gmail.com
tinhxangocdang.com
fb.com/trungtamthienngocdang
Đ/c: số 158 (cũ 558) Bùi Đình Túy, P12, Bình Thạnh
Thiền Sư Khippapañño Kim Triệu là một thiền sư lỗi lạc về pháp hành Tứ Niệm Xứ Vipassana, được sự kính mộ của Phật tử khắp nơi ở Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại. |
- Năm nay, Thiền sư Khippapañño Kim Triệu sẽ An Cư Kiết Hạ ba tháng tại Thích Ca Thiền Viện,
kể từ ngày 25/07/2021 (nhằm ngày 16/06 Âm lịch)
đến ngày 21/10/2021 (nhằm ngày 16/09 Âm lịch)
và sẽ tham dự chứng minh Đại lễ Dâng Y Kathina ngày 31/10/2021 tại khuôn viên TCTV.
(...những năm trước, Thiền sư Nhập Hạ tại Đại Niệm Xứ Thiền Viện, Florida...)
Liên hệ để được giúp đỡ:
Sư Khoa: 077.8697.281
Sư Cô Diệu Hiếu (Chùa Tường Quang Q12, HCM)
fb.com/suco.dieuhien (Suco Dieu Hieu)
fb.com/NguyenDuyNhanMarketing
fb.com/Vohanhnhi01 (Hanh Nhi Vo)
II. Vài vị tu sĩ tiêu biểu (sắp xếp ngẫu nhiên)
Thiền sư Sayadaw U Jotika |
Sayadaw Jotika sinh ngày 05.08.1947 trong một gia đình Hồi Giáo ở Miến Điện. Thời niên thiếu Ngài được gia đình gửi học và được giáo dục trong một trường dòng Thiên chúa giáo, tốt nghiệp kỹ sư điện tử và nghiên cứu sâu rộng về khoa học, tâm lý học, triết học phương Tây.
Ngài đã lập gia đình và là cha của hai người con gái trước khi xuất gia là một nhà sư Phật giáo nguyên thủy. Ngài đã trải qua một phần tư thế kỷ sống trong rừng sâu để độc cư tu tập với mục đích giải thoát mình khỏi những phiền não và ô nhiễm trong tâm.
Sayadaw U Jotika là Thiền sư rất được kính trọng và nổi tiếng không chỉ ở Miến Điện mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù sinh ra ở Miến Điện song Thiền sư có có vốn hiểu biết uyên bác về nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngài cũng từng nghiên cứu sâu rộng về văn hóa Tây Phương và nhiều năm sinh sống ở nước ngoài. Những bài thuyết pháp của Thiền sư đã được các học trò của Ngài ghi chép lại và xuất bản thành nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có: Cuộc đời là một hành trình tâm linh, Ngôi nhà chánh niệm, Bản đồ hành trình tâm linh, Tuyết giữa mùa hè…
Sự minh triết và những lời khuyên thiết thực xuất phát từ những kinh nghiệm tu chứng thực tế, phong cách nói chuyện độc đáo, giản dị mà sâu sắc, đi vào lòng người của Ngài là nguồn cảm hứng và động viên rất lớn với nhiều thế hệ Phật tử và thiền sinh trên con đường tầm pháp.
Tham khảo thêm từ khóa: "Sách Thiền sư Sayadaw Jotika"
Thiền sư Ajahn Chah |
[Đây là vị thầy tôi ảnh hưởng nhiều nhất]
Ajahn Chah là một cao tăng Phật giáo người Thái Lan, thuộc dòng tu khổ hạnh trong rừng của Thượng tọa bộ. Ông là học trò của Ajahn Mun, là người đã sáng lập hai thiền viện của dòng tu này ở vùng Đông Bắc Thái Lan, và là thầy của nhiều tu sĩ phương Tây có tiếng.
Ajahn Chah, tên thật là Chah Chotchuang, sinh năm 1918 trong một gia đình phú nông ở tỉnh Ubon Ratchathani, Đông Bắc Thái Lan. Lên 9 tuổi, ông được gia đình gửi lên chùa học đọc học viết suốt ba năm. Năm 20 tuổi, ông xuất gia. Sau nhiều năm tu không cố định tại một địa điểm nào trong các cánh rừng dưới sự hướng dẫn của các danh tăng, đặc biệt là Ajahn Mun, năm 1946 ông về quê tu một mình trong rừng. Dần dần, nhiều người đến theo học ông và lập ra những lều nhỏ. Sau này, năm 1956, ông lập chùa Nong Pah Pong thay cho các túp lều tạm bợ để tín đồ có điều kiện tu tập. Ông nhận học trò người phương Tây đầu tiên là Ajahn Sumedho vào năm 1966. Năm 1975, ông lập chùa Pah Nanachat để chuyên dạy cho các tín đồ người phương Tây và giao cho Ajahn Sumedho trụ trì. Chùa Nong Pah Pong đến nay đã có hơn 200 chi nhánh ở khắp Thái Lan. Một vài học trò người phương Tây của ông sau này đã lập hoặc trụ trì các chùa Thượng tọa bộ ở phương Tây. Từ năm 1977, ông bắt đầu được mời đi giảng ở nhiều nước phương Tây.
Ajahn Chah quan niệm rằng khi thiền, thời gian bao lâu không quan trọng, tư thế thế nào không quan trọng, mà phải giữ được chính niệm khi thiền mới quan trọng. Ông nhấn mạnh việc buông bỏ, buông bỏ cả điều hay lẫn điều dở, buông bỏ cả yêu lẫn ghét, không bám chấp một thứ gì kể cả mong muốn được giác ngộ, không cưỡng lại một thứ gì.
Từ đầu những năm 1980, sức khỏe của Ajahn Chah suy yếu do bệnh kiết lị. Ông đã dùng chính hiện trạng sức khỏe của mình để làm bài giảng. Ông qua đời ngày 16 tháng 1 năm 1992. Hơn một triệu người, bao gồm cả một số thành viên Hoàng gia Thái Lan, đã đến viếng ông.
Tham khảo thêm tại:
https://www.ajahnchah.org/
http://ajahnchah.org/pdf/the_teachings_of_ajahn_chah_web.pdf
Sayadaw Ottamasara |
Đôi nét về Thiền sư Ottamasara
• Thiền Sư U Ottamasara sinh ngày 26/10/1969 tại Sagaing, Myanmar.
• Năm 1986, Ngài tốt nghiệp cử nhân Tiếng Anh tại Đại học Yangon với tấm bằng xuất sắc. Không lâu sau, Ngài trở thành một doanh nhân trẻ thành đạt.
• Năm 1999, Ngài bắt đầu tìm hiểu và thực hành thiền Vipassana tại Trung tâm Thiền Mogok.
• Năm 2002, Sau 3 năm thiền tập, với lòng thành kính Đức Phật và những vị thầy của mình, dưới sự chỉ định của Thiền Sư U Nayyasagara Ngài bắt đầu dạy thiền Vipassana.
• Năm 2002, Ngài đã từ bỏ tất cả công việc kinh doanh, tài sản của mình và thành lập Tổ chức Wisdom Sharing với tên gọi “Từ Vô Minh đến Minh”.
• Năm 2007, Thiền Sư thành lập 2 trung tâm Thabarwa: Trung tâm Thiền Phố 45 (45th street Meditation Centre) tại nội thành Yangon và Trung tâm Thanlyin ở ngoại thành
thủ đô Yangon.Hai đặc điểm đặc biệt của Ngài Thiền Sư Ottamasara:
1. DẠT DÀO TỪ BI
Năm 2007 Ngài thành lập trung tâm Thabarwa tại Thanlyin - Myanmar, đây là điểm dừng chân yên bình cho bất kỳ ai, những cá nhân vô gia cư, những gia đình không nơi nương tựa, kể cả người già, người có hoàn cảnh khó khăn, và thậm chí, những người mắc bệnh hiểm nghèo. Trung tâm cung cấp miễn phí tất những nhu yếu như thức ăn, quần áo, chỗ ở và dịch vụ y tế để tất cả mọi người có thể tập trung vào việc học và hành Pháp. Có hơn 2.300 hộ gia đình đang sinh sống tại đây.
Đặc biệt, trong khuôn viên rộng 80 hecta tại trung tâm Thabarwa còn có một bệnh viện Pháp Bảo (Dhamma Hospital) dành cho các thiền sinh cao tuổi, đau ốm không người chăm sóc. Hiện nay bệnh viện Pháp Bảo đang nuôi dưỡng hơn 3.800 người. Tại đây, người già và người bệnh sẽ có cơ hội được sống cả cuộc đời còn lại của họ trong sự an bình nội tâm và sự đảm bảo về sức khỏe mà không mất các chi phí chữa bệnh đắt đỏ như hiện nay.
2. CHÓI SÁNG TRÍ TUỆ
Ngài Thiền Sư Ottamasara được biết đến như là bậc Thầy dạy về năng lực Xả ly. Năng lực ấy đến từ cái Thấy Biết, cái Trí tuệ sâu sắc của Ngài. Khi đối diện một câu hỏi, Ngài sẽ suy ngẫm thật lâu sau đó sẽ trả lời một cách không thể từ tốn hơn và cũng rất sâu sắc. Ngày nay, Thiền Sư giảng Pháp và hướng dẫn thiền Vipassana khắp nơi trong và ngoài nước. Đặc biệt, Ngài sẵn lòng tìm tới thuyết pháp cho nhiều bệnh nhân hiểm nghèo ngay cả khi họ ở rất xa. Qua những lời dạy của Ngài, rất nhiều người, dù già hay trẻ, đau yếu hay khỏe mạnh, có thể tiếp cận được với việc thực hành để chuyển hóa“Từ Vô Minh đến Minh”.
Tham khảo thêm tại: https://www.thabarwa.org/
Sư MinhNiệm |
Năm 1992, Sư Minh Niệm xuất gia và nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Đại thừa tại Phật học viện Huệ Nghiêm, Sài Gòn. Ngoài quá trình xuất gia và tu luyện tại chùa, Sư Minh Niệm còn rất chú ý đến thiền. Sư thầy bắt đầu từ những quyển sách giới thiệu những bài thiền từ cơ bản về Tứ Niệm Xứ của thiền sư Ajahn Chah, Sư thấy mình như đang sống dậy từng ngày và là một người tu hành đích thực.
Đến năm 26 tuổi, Sư Thích Minh Niệm được sang Làng Mai - một môi trường hành thiền lý tưởng mà Sư đã từng mơ ước. May mắn hơn nữa là Sư được gần gũi và thọ giáo trực tiếp với thiền sư Thích Nhất Hạnh, thông qua việc tham gia tân tu giới bản của người xuất gia (Pratimoksha).
Đến năm 30 tuổi, Sư Minh Niệm được gặp thiền sư Sao Tejaniya tại Hawaii - Mỹ, trên con đường tìm kiếm những tinh yếu của dòng Thiền Nguyên thủy – Vipassana. Dòng thiền Vipassana đã giúp Sư xây dựng năng lực chánh niệm – quan sát thường trực phiền não của mình. Dù chỉ được thọ giáo thiền sư Sao Tejaniya khoảng hơn 3 tháng, nhưng cuộc hạnh ngộ này đã góp phần rất lớn cho quyết định lui về ở ẩn một mình nơi thâm sơn trong 3 năm để bắt tay vào việc chạm trán với phiền não của mình.
Đến năm 2008, Thiền Sư Thích Minh Niệm đã tìm đến những trung tâm thiền tập ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ Để kiểm chứng công phu tu tập của mình. Sư Minh Niệm đã chia sẻ kinh nghiệm thiền tập của mình nhưng lại dùng phương thức tâm lý trị liệu với ngôn từ hiện đại thay cho lối truyền đạt cổ điển và mang tính tôn giáo. Cũng từ đó, Sư Minh Niệm hình thành một lối thực hành thiền sống động cho riêng mình, dựa trên nền tảng của dòng Thiền Nguyên thủy và tư tưởng Phật giáo Đại thừa, có tên là Thiền Hiểu Biết. Đây chỉ là sự tiếp nối và phát triển chứ không phải là sự sáng chế riêng biệt.
Song song với việc tu thiền, Thiền sư Minh Niệm còn viết sách. Năm 2011, Sư Minh Niệm cho ra đời tác phẩm Hiểu về trái tim. Cuốn sách này nhanh chóng được đông đảo bạn trẻ Việt Nam đón nhận, yêu thích, bình chọn là cuốn sách được yêu thích nhất năm 2013 (do Fahasa tổ chức) và nhiều lần là bán chạy nhất nước. Cuốn sách đầu tay này cũng đã từng được bán bản quyền cho nhà xuất bản Brain Works Asia Nhật Bản và bán trên Amazon với tên tiếng Anh là Understanding the Heart – The Art of Living in Happiness”.
Tháng 9/2016, Sư Minh Niệm cho ra mắt quyển sách thứ hai mang tên Làm như chơi và được sự đón nhận nồng nhiệt của các độc giả.
Đến thời điểm hiện tại, nhà sư Minh Niệm vẫn rất miệt mài trên con đường giảng đạo của mình. Xin chúc cho thiền sư sẽ luôn có sức khỏe để trò chuyện, thuyết pháp cùng toàn thể tăng ni, phật tử!
Tham khảo thêm tại: https://m.facebook.com/suminhniem.org/
Trưởng Lão Thích Thông Lạc |
– Thầy xuất gia năm 8 tuổi, được học với nhiều vị hòa thượng và được hòa thượng Thiện Hòa cử đi học Phật học viện Huệ Nghiêm và Đại học Vạn Hạnh.
– Thầy đã trải qua nhiều pháp môn tu tập từ Mật Tông, Tịnh Độ Tông và Thiền Tông, và ở pháp môn nào Thầy cũng nỗ lực hết sức đạt thành chỗ tâm đắc của pháp môn đó, nhưng vẫn không làm chủ được sinh, già, bệnh, chết như kinh Phật đã dạy.
– Thầy ở tu viện Chơn Không học thiền với hòa thượng Thanh Từ trong ba tháng an cư năm 1970, thầy được đánh giá là vị tu hành Đại Tinh Tấn
– Sau đó Thầy rời khỏi Chân Không lên Hòn Sơn Rạch Giá, ngồi tu 1 năm trời và ăn lá cây rừng để sống
– Rời Hòn Sơn, Thầy về tu tập bên gần mẹ, và nói với mẹ: “Mẹ ráng nuôi con ngày một bữa, đời con chỉ biết có tu hành mà thôi”, sau đó thầy chuyên tâm tu tập 9 năm trời theo Thiền Tông
– Thời kỳ đầu, hoàn cảnh gia đình không cho phép Thầy chỉ ngồi không tu tập, vì vậy Thầy vừa làm để sống và vừa lo tu tập. Cho nên Thầy vừa lao động sản xuất vừa xả tâm theo phương pháp chánh niệm tỉnh giác câu hữu với pháp như lý tác ý của Phật Giáo Nguyên Thủy mà thầy đã vô tình đọc được trong tạng Kinh Nikaya do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch. Sau sáu tháng tu tập, vào ngày 9 tháng 9 âm lịch năm 1980 Thầy đạt kết quả trọn vẹn và bắt đầu triển khai chấn hưng lại Phật Giáo qua những bộ sách: Đường Về Xứ Phật, Những Lời Gốc Phật Dạy,…và thiết lập một môi trường tu tập nguyên thủy như thời Đức Phật tại Tu Viện Chơn Như, Trảng Bàng, Tây Ninh.
Tham khảo thêm tại:
http://tuvienchonnhu.net
http://thuvienthaythonglac.net
Thiền sư Goenka |
Thiền sư Goenka là người gốc Ấn Độ nhưng sinh trưởng và lớn lên tại Miến điện.
– Ngài may mắn được gặp thầy U ba Khin và được truyền dạy phương pháp Thiền Vipassana trong 14 năm, sau đó Ngài bắt đầu giảng dạy
– Những khóa Thiền do Ngài hướng dẫn đã thu hút hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội (hàng chục ngàn người trong hơn 300 khóa thiền tại Ấn độ và những nước khác, cả Đông phương lẫn Tây phương)
– Những Trung tâm Thiền đã được thành lập tại Ấn độ, Canada, Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Nhật, Thái, Miến điện, Nepal, và những nước khác
– Đường lối của Thầy Goenka cũng hoàn toàn không tông phái, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, bình dân để triển khai Lời Phật dạy.
– Ngài mất năm 2013 ở tuổi 89
Tham khảo thêm tại:https://www.dhamma.org/vi/about/goenka
Hòa thượng Viên Minh |
Hòa thượng Viên Minh sinh năm 1944, tại QuảngTrị. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964; thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - Kỳ Viên Tự, Quận 3 Sài Gòn.
Thầy bổn sư và thế độ là Đức Tăng Thống trưởng lão HT. Giới Nghiêm.
- Từ năm 1965 đến năm 1971 học Đại Học Vạn Hạnh, đồng thời nghiên cứu các Tông phái Phật giáo, tư tưởng các Tôn giáo và triết học Đông Tây.
- Năm 1972 làm giám học và giảng dạy Trường trung cấp Phật học Phật Bảo, Quận Tân Bình.
- Năm 1973 sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā.
- Năm 1976, làm Tổng thư ký Giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam và bắt đầu viết sách.
- Năm 1986 trụ trì Kỳ Viên tự trụ sở trung ương giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam.
- Năm 1988 trụ trì chùa Tổ Bửu Long xây dựng cơ sở và đào tạo Tăng Ni tại chùa Tổ- Năm 1995, Hoà thượng đã giảng " Thực tại hiện tiền"
- Năm 1998 sáng lập rừng thiền Viên Không núi Dinh Bà Rịa Vũng Tàu để Tăng Ni Phật tử có chỗ hành thiền
- Năm 2007 xây dựng bảo tháp Gotama tại ngôi chùa Tổ và mở trang website Trung tâm Hộ Tông để truyền bá Thiền Vipassanā và thực hiện các công tác từ thiện xã hội- Năm 2007, Hoà thượng bắt đầu giảng nhiều khoá thiền ở Tổ Đình Bửu Long, Sài-gòn, các Công ty, nhiều hội Phật học, các tôn giáo bạn... Các năm sau đó, Hoà thượng giảng nhiều buổi thiền ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội...
- Năm 2009 chính thức mở lớp giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền Vipassana trong và ngoài nước- Từ năm 2002 đến nay hòa thượng đảm trách và điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Thiền Phật Học Nam Truyền, thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.
- Từ 2009-đến nay (2015): Hoà thượng giảng ở Úc, Malaysia, Hoa Kỳ, Châu Âu...
Những tác phẩm và dịch phẩm của Hòa thượng Viên Minh
- Vi tiếu- Tĩnh lặng (thơ)- Thư thầy trò (Tập 1,2,3,4)- Bát Nhã Tâm Kinh- Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển
- Chân Không Diệu Hữu- Sống Trong Thực Tại- Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển- Tư Tưởng Lão Tử Qua Quan Điểm Phật Học- Con Đường Hạnh Phúc - Thực Tại Hiện Tiền- Tuyển tập thư Thầy - Soi sáng thực tại...
Tham khảothêm tại: www.trungtamhotong.ogr
https://www.budsas.asia/2018/10/400-bai-giang-cua-htVienMinh.html
Thiền sư Thích Nhất Hạnh |
Thầy là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam
Thầy sinh năm 1926 tại Thừa Thiên Huế, xuất gia theo Thiền Tông năm 16 tuổi
Thầy là nhà lãnh đạo Phật giáo lớn thứ 2 trên thế giới (sau Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Thầy đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh và là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn trên thế giới
Thầy Thích Nhất Hạnh đã lập ra dòng tu Tiếp Hiện “Tiếp” có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, “Hiện'” có nghĩa thực hiện; Thầy và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của Thầy là Tu viện Làng Mai ở nước Pháp. Thầy du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền.
Tham khảo thêm tại: http://langmai.org
Thiền sư Sayadaw Tejaniya |
Thiền sư là một tu sĩ Phật giáo nguyên thủy tại Miến Điện, được kế thừa dòng thiền của thiên sư Shwe Oo Min, và hiện tại đang quản lý thiền viện Shwe Oo Min ở Yangon, Myanmar
Trước khi trở thành một tu sĩ, Thiền sư là chủ điều hành một doanh nghiệp dệt may cho đến năm 36 tuổi
Quan điểm của Thiền sư về thiền có sự khác biệt với các phương pháp truyền thống của Miến Điện, Ngài chủ trương đừng quá quan tâm đến đối tượng mà hãy chú trọng đến cái tâm đang phản ứng với đối tượng, và hành thiền mọi lúc mọi nơi chứ không nhất thiết ở tư thế ngồi
Tham khảo thêm tại:
https://ashintejaniya.org/
https://thienquantam.com/index.php/bai-viet/bai-doc/thi-n-quan-tam/100-m-t-vai-dong-v-thi-n-su-u-tejaniya-tac-gi-mirka-knaster
Thiền sư Sayadaw Mahasi |
Ngài sinh năm 1904 tại Miến Điện trong một gia đình khá giả